Việt Nam có một thị trường bán lẻ hấp dẫn, giàu tiềm năng, thu hút không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hoạt động bán lẻ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điểu kiện nhất định.
Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam cần phải được cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ.
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty bán lẻ
Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Luật Đầu tư năm 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Điều kiện thành lập công ty bán lẻ
Trên thực tế, trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm rất nhiều ngành nghề, vì vậy tùy thuộc vào lĩnh vực bán lẻ của doanh nghiệp là gì để doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng điều kiện kinh doanh và giấy phép con trước khi đi vào hoạt động.
Nếu ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp có thể kinh doanh ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quý bạn đọc có thể tra danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020. Chúng tôi xin đưa ra một số ngành nghề có điều kiện dưới đây:
Tên ngành nghề |
STT tại Phụ lục IV |
Kinh doanh vàng Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý trong cửa hàng chuyên doanh |
226 |
Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá Chi tiết: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong cửa hàng chuyên doanh |
47 |
Điều kiện cụ thể đối với các ngành nghề trên như sau:
(1) Bán lẻ vàng, bạc, đá quý trong cửa hàng chuyên doanh
Theo quy định pháp lý của Điều 8, 10, 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì điều kiện để bán lẻ vàng trang sức và vàng miếng như sau:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức
“Điều 8. Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.”
Điều kiện mua, bán vàng miếng
“Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.”
Theo đó, điều kiện để cấp Giấy kinh doanh mua, bán vàng miếng thể hiện dưới đây:
“Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”
(2) Bán lẻ sản phẩm thuốc lá trong cửa hàng chuyên doanh
Thương nhân khi muốn bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP (Nội dung được sửa đổi, bãi bỏ bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP) bao gồm các điều kiện sau:
“Điều 26. Điều kiện cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; (điểm này được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP)
b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 (điểm này được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018)
c) Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên;(Điểm này bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP)
d) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh (Điểm này được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP)
đ) Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. ( Điểm này bị bãi bỏ bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP)”
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa
Theo quy định của pháp luật, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện kinh doanh phân phối bán lẻ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh;
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:
+ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
+ Đáp ứng tiêu chí sau: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa;
Hồ sơ cần soạn thảo;
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Bản giải trình có nội dung:
+ Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
+ Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
+ Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh,
– Giấy ủy quyền thực hiện công việc;
Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao Giấy xác nhận không nợ thuế quá hạn của cơ quan thuế;
– Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, cần xác nhận của Ngân hàng liên quan đến việc đã góp đủ vốn điều lệ;
– Các thông tin cần thiết liên quan đến nội dung giải trình;
Thủ tục Lập cơ sở bán lẻ hàng hóa
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ;
Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:
– Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất:
– Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
+ Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
– Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
+ Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
+ Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế;
(Trường hợp phải thực hiện ENT
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.).
Hồ sơ và Tài liệu xin Lập cơ sở bán lẻ;
Hồ sơ cần soạn thảo;
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
– Bản giải trình có nội dung:
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện của cơ sở bán lẻ hàng hóa;
+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
– Giấy ủy quyền thực hiện công việc;
Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao Giấy xác nhận không nợ thuế quá hạn của cơ quan thuế;
– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, cần xác nhận của Ngân hàng liên quan đến việc đã góp đủ vốn điều lệ;
– Bản sao có chứng thực hoặc scan báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp đã được kiểm toán;
– Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Bản sao chứng thực hợp đồng thuê địa điểm hoặc Cam kết thuê địa điểm và các giấy tờ chứng minh địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy phép xây dựng; Giấy tờ liên quan đến Phòng cháy chữa cháy; Giấy tờ của bên cho thuê.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.