Quy trình thành lập công ty

quy trình thành lập công ty

Bạn đang chuẩn bị thủ tục thành lập công ty? Bạn không biết chuẩn bị thông tin giấy tờ gì? Bạn không biết các bước thành lập công ty đầy đủ theo quy định pháp luật? Bạn muốn tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp? Bạn chưa biết các thủ tục sau khi thành lập công ty ra sao?

Dưới đây là chi tiết quy trình thành lập công ty theo luật mới nhất mà Luật Trần và Liên Danh đã tổng hợp và hoàn thiện từ rất nhiều khách hàng đã dược tư vấn thành lập công ty tại Luật Trần và Liên Danh.

Quy trình thành lập công ty đầy đủ nhất

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin thành lập công ty theo quy định

Chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty:

+ Chuẩn bị 04 bản CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân sao y công chứng không quá 03 tháng của tất cả thành viên mở công ty. (Sao y tại UBND Xã/Phường/Thị trấn); Để tiết kiệm thời gian sao y thì bạn có thể nhờ Luật Trần và Liên Danh sao y công chứng giúp bạn).

Chuẩn bị thông tin thành lập công ty:

Các thông tin mà bạn cần chuẩn bị để tiến hành điền vào giấy đề nghị thành lập công ty bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây, bạn cần tìm hiểu chính xác và điền thông tin đúng và đủ vào hồ sơ thành lập công ty.

+ Chuẩn bị tìm một cái tên công ty đúng luật, hay, không bị trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành.

Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ, gần gũi và gợi nhớ tới dịch vụ, sản phẩm mà công ty mình cung cấp tới khách hàng, ngắn gọn xúc tích, gây ấn tượng mạnh với khách hàng ngay lần đọc đầu tiên thì càng tốt.

Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến.

+ Chuẩn bị địa chỉ công ty an toàn, được phép đăng ký kinh doanh, không thuộc những nơi bị cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp. Không nằm ở khu vực căn hộ chung cư vì ở đó chỉ có chức năng để ở chứ không có chức năng đăng ký kinh doanh.

Trừ trường hợp căn hộ nằm ở khu kinh doanh thương mại thì bạn phải xuất trình văn bản chứng minh khu đó được phép đăng ký kinh doanh.

Ví dụ như: Quyết định phê duyệt dự án, trong quyết định này sẽ chỉ ra khu kinh doanh thương mại dịch vụ và khu để ở.

+ Chuẩn bị danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính đăng ký. Biết cách tra cứu danh sách ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Biết cách áp mã ngành nghề kinh tế cấp 4 vào hồ sơ thành lập công ty.

+ Chuẩn bị mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập công ty. biết được mức vốn tối thiểu, mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu. Những ngành nghề kinh doanh thông thường thì không giới hạn tối thiểu tối đa mức vốn.

Tuy nhiên một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như kinh doanh bất động sản thì yêu cầu vốn 20 tỷ VNĐ mới được phép đăng ký ngành này.

+ Lưu ý về thời hạn góp đủ vốn điều lệ là không quá 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để doanh nghiệp bị tránh bị phạt. Quá thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì cần điều chỉnh mức vốn điều lệ về đúng với mức vốn góp của các thành viên góp thực tế.

+ Chuẩn bị lựa chọn người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tối thiểu đủ 18 tuổi, và để kinh doanh thành công thì người đại diện theo pháp luật cần có kinh nghiệm và năng lực quản lý ở lĩnh vực công ty dự tính thành lập. Có thể thuê người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn:

Có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật, tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp để thành lập. Cụ thể hồ sơ của từng loại hình doanh nghiệp được quy định như sau:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh gòm những thành phần sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
  2. Dự thảo Điều lệ công ty
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông đối với công ty Cổ phần
  4. Chuẩn bị giấy tờ của thành viên/cổ đông như sau đây:

Đối với thành viên là cá nhân: bản sao công chứng không quá 03 tháng của Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân

Đối với thành viên là tổ chức: bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

quy trình thành lập công ty
quy trình thành lập công ty

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo mẫu quy định
  2. Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc căn cước công dân không quá 03 tháng.
  3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại

Ở bước này người thành lập doanh nghiệp cần đăng ký nộp hồ sơ qua mạng theo video hướng dẫn dưới đây, sau khi đăng ký xong được duyệt hồ sơ thì mang bản cứng hồ sơ có đầy đủ chữ ký của người đề nghị thành lập doanh nghiệp đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh ở bước 4

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử được thông báo qua email chấp thuận hồ sơ đăng ký hợp lệ thì người thành lập doanh nghiệp thực hiện tiếp bước sau:

Nộp bản cứng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đề nghị thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tình/Thành phố sở tại và nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp trên đây, bạn cần có mẫu dấu, in hóa đơn VAT, và khai báo với cơ quan thuế.

Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp

– Sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở trên, doanh nghiệp cần khắc con dấu tròn doanh nghiệp. Đến đây bạn đã có giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu tròn công ty.

Tuy nhiên để con dấu tròn của công ty có hiệu lực và giá trị pháp lý, bạn cần làm thủ tục thông báo mẫu con dấu đã khắc lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện xong bước này các bạn mới có thể sử dụng con dấu vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch với tư cách doanh nghiệp.

– Lưu ý thêm là luật doanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp có thể khắc được nhiều con dấu với hình thức giống nhau để thuận tiện cho việc giao dịch ở nhiều địa chỉ khác nhau của công ty mà trước đây chỉ được phép khắc 1 con dấu.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

– Chuẩn bị giấy chứng nhận doanh nghiệp sao y + Con dấu + Thông báo mẫu dấu ra ngân hàng mở tài khoản theo sự hướng dẫn của ngân hàng.

– Sau khi mở tài khoản ngân hàng: Người thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục làm hồ sơ thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử

– Doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống nộp tờ khai lựa chọn ngân hàng cần nộp thuế điện tử, sau đó ra ngân hàng mình đã mở tài khoản bên trên làm hồ sơ đề nghị họ chấp nhận đăng ký thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

– Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của công ty sau đó dùng phần mềm chữ ký số điện tử (doanh nghiệp cần mua chữ ký số khai thuế điện tử) đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp theo bậc thuế môn bài theo quy định biểu dưới đây:

Mức đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ của công ty đăng ký:

+ Nếu vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký Trên 10 tỷ thì nộp thuế môn bài là 3 triệu/năm

+ Nếu vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký Từ 10 tỷ trở xuống thì nộp thuế môn bài là 2 triệu/năm

– Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 của thì đóng ½ mức thuế môn bài của năm đó.

– Nếu doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7 thì đóng thuế môn bài cả năm;

– Nếu bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.

Bước 9: Khai thuế ban đầu, Đề nghị sử dụng hóa đơn VAT

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn tại cơ quan thuế:

– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn theo mẫu yêu cầu của cơ quan thuế sở tại.

– Cơ quan thuế kiểm tra cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp nhận kết quả chấp nhận hoặc từ chối được sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế.

– Mua/tự in hoá đơn giá trị gia tăng theo nhu cầu.

– Thực hiện việc thông báo phát hành sử dụng hóa đơn thông qua phần mềm chữ ký số kê khai thuế điện tử đã mua ở bước 4.

– Lưu ý quan trọng: Chỉ được xuất hóa đơn cho khách hàng sau khi thực hiện đầy đủ tất cả các bước ở trên, nếu thiếu một trong các bước ở trên thì doanh nghiệp tuyệt đối không được phép sử dụng và xuất hóa đơn, khi đó sẽ vi phạm pháp luật về thuế tùy từng trường hợp nặng nhẹ có thể dẫn đến những trường hợp xử lý hành chính hoặc hình sự.

Bước 10: Báo cáo thuế, và làm sổ sách định kỳ hàng tháng, quý, năm

– Doanh nghiệp cần báo cáo thuế, làm sổ sách kế toán định kỳ, đóng thuế hàng quý, năm theo quy định. Ở bước này doanh nghiệp cần thuê ngay một kế toán thuế có kinh nghiệm hoặc thuê công ty dịch vụ kế toán hỗ trợ làm thủ tục báo cáo thuế định kỳ.

– Lưu ý quan trọng: Đã không thành lập công ty thì thôi, khi thành lập công ty cần tuyệt đối chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ tất cả thủ tục thành lập công ty trọn gói ở trên. Nếu thiếu bất cứ thủ tục nào doanh nghiệp đều có thể bị phạt rất nhiều tiền.

Cần phải đóng những loại thuế nào sau khi thành lập công ty? Khi nào phải đóng?

Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính

Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh về quy trình thành lập công ty.

Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139