NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

NHƯỢNG QUYỀ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được phép kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ mang thương hiệu của bên nhượng quyền tại một địa điểm và khoảng thời gian nhất định, theo một bản hợp đồng ký kết giữa 2 bên với nhau.

NHƯỢNG QUYỀ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

Chi phí nhượng quyền thời trang

Chi phí nhượng quyền thương hiệu thời trang gồm 2 loại chính.

Đó là: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể thêm các khoản chi phí khác: phí thiết kế trưng bày cửa hàng, sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, tư vấn…

Những mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền thương hiệu thời trang cơ bản

Có 4 loại nhượng quyền thương hiệu cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền. Tùy thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh có thể lựa chọn những mô hình phù hợp.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là mô hình nhượng quyền tất cả. Với thời gian trung bình từ 5 – 30 năm. Bên nhượng quyền hỗ trợ bên nhận quyền:

Hệ thống chiến lược; quy trình quản lý; quy tắc vận hành; xử lý hàng hóa; marketing & quảng cáo…

Hệ thống thương hiệu.

Bí quyết kinh doanh.

Sản phẩm và dịch vụ.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Đối với mô hình này; bên nhượng quyền chỉ nhượng lại một mảng nào đó trong kinh doanh như: sản phẩm, cung cấp hình ảnh thương hiệu, quy trình quản lý…

Bên nhượng quyền cũng không giám sát và can thiệp quá nhiều vào các hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Mô hình nhượng quyền thường gặp ở các thương hiệu thời trang lớn như H&M, Zara… Bên nhượng quyền ngoài việc trao quyền kinh doanh sản phẩm. Còn hỗ trợ người quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận quyền; bên nhượng quyền cũng tham gia góp vốn với tỷ lệ nhỏ.

Lợi ích khi kinh doanh chuỗi nhượng quyền thời trang quần áo:

Đối với bên nhượng quyền:

Tiết kiệm:

Để mở một chi nhánh thời trang mới cần vốn đầu tư khá lớn. Chưa kể chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, quản lý đồng bộ…

Nhượng quyền kinh doanh cho đại lý sẽ tiết kiệm chi phí mở cơ sở, tận dụng được nguồn lực vốn, nhân sự bên nhận quyền để mở rộng thị trường kinh doanh

Tăng độ phủ của thương hiệu:

Các đại lý nhận quyền được phép sử dụng hình ảnh thương hiệu để bán hàng, marketing… Càng có nhiều đại lý nhượng quyền ở nhiều địa điểm, thành phố khác nhau càng làm tăng hình ảnh thương hiệu.

Gia tăng lợi nhuận từ chi phí nhượng quyền và các hoạt động kinh doanh từ đại lý nhượng quyền

Đối với bên nhận quyền:

Không cần phải trải qua các bước xây dựng thương hiệu khó khăn: Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã xây dựng được hình ảnh và có chỗ đứng trên thị trường. Do vậy, nếu nhận nhượng quyền thì chỉ cần tập trung vào kinh doanh, gia tăng doanh số.

Không phải lo về sự đa dạng mẫu mã sản phẩm;

Có được hệ thống kinh doanh phân phối một cách nhanh nhất: Do đã có thương hiệu từ trước nên việc nhập các sản phẩm dễ dàng.

Đảm bảo chi phí và rủi ro ở mức thấp nhất: Thương hiệu nhượng quyền đã xây dựng được danh tiếng. Sản phẩm thời trang đảm bảo chất lượng nên có thể an tâm kinh doanh.

Được đào tạo các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp. Vững vàng hơn trong con đường kinh doanh của mình

 Thủ tục nhượng quyền thương hiệu thời trang:

Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trên đây là bài viết về nhượng quyền thương hiệu thời trang. Nếu có vấn đề cần tư vấn những dịch vụ pháp luật liên quan. Vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh

Điện thoại: 024-6292- 6678

Di Động: 0969-078- 234

Email: lienhe@luatsutran.vn

Website: luatsutran.vn

Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác vui lòng gọi hotline để được tư vấn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139