Việc tìm được một luật sư giỏi, luật sư chuyên về ly hôn – hôn nhân gia đình luôn là mong muốn của các bên vợ/chồng khi họ xác định sẽ tiến hành thủ tục ly hôn, đặc biệt là các trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản hoặc có tranh chấp về quyền nuôi con. Thực tế trong quá trình hành nghề chúng tôi thấy rằng, các vụ án có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc về tài sản hầu hết đều có sự đối đầu gay gắt giữa hai bên vợ chồng. Nhiều trường hợp, hai vợ chồng không thể ngồi để nói chuyện với nhau dù chỉ một lần để có thể giải quyết hài hòa, ổn thỏa các bất đồng khi ly hôn.
Là điều không ai mong muốn, nhưng ly hôn lại là giải pháp duy nhất của nhiều cặp vợ/chồng khỏi cuộc sống hôn nhân bế tắc và đôi khi là đau khổ. Vì vậy, quyết định ly hôn vẫn được các bên lựa chọn mặc dù đó là quyết định không vui cho cả hai. Là tổ chức hành nghề Luật sư đã giải quyết nhiều vụ án/vụ việc về ly hôn chúng tôi hiểu và thông cảm cho các trường hợp vợ/chồng phải quyết định đi đến ly hôn. Chúng tôi xin được chia sẻ một số vấn đề liên quan đến ly hôn như sau để cho các bên tiện đường tham khảo.
Thứ nhất: Về vấn đề chia tài sản khi ly hôn
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với phần tài sản chung của hai vợ chồng, do hai vợ chồng tạo dựng, xác lập nên trong thời kỳ hôn nhân ( nhà, đất, xe, tiền, máy móc- nhà xưởng…). Vì vậy, khi ly hôn, pháp luật cũng bảo vệ quyền của những người đã tạo lập ra nó. Khi ly hôn, về nguyên tắc khối tài sản chung sẽ được chia cho cả hai vợ chồng trên cơ sở công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập nên khối tài sản chung.
Có nhiều câu hỏi được các bên vợ chồng đặt ra như: Tài sản nào được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng? Những tài sản được hình thành trước khi kết hôn có thể coi là tài sản chung hay không? Những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng đang được thế chấp tại ngân hàng thì sẽ giải quyết như thế nào? Hay những tài sản chung là vốn góp/cổ phần trong công ty sẽ giải quyết như thế nào…?
Những câu hỏi dạng như trên là thắc mắc của nhiều cặp vợ/chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng tìm được câu trả lời thỏa đáng. Bởi tài sản chung của hai vợ chồng là dạng tài sản có những đặc trưng riêng trong việc tạo lập và hình thành. Nó có sự chuyển đổi về quyền đối với tài sản trong những thời điểm nhất định và việc xác định tài sản chung cũng phải có những cơ sở nhất định. Để hiểu rõ hơn về tài sản chung của hai vợ chồng và việc chia tài sản chung của hai vợ chồng, các bạn tham khảo thêm tại các bài viết của chúng tôi về tài sản của hai vợ chồng để có cái nhìn đúng và toàn diện về tài sản chung và chia tài sản chung khi ly hôn.
Thứ hai: Đối với vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn
Khi ly hôn, việc hai bên vợ/chồng đều có nguyện vọng được là người trực tiếp nuôi con là điều dễ hiểu. Bởi tình cảm cha/mẹ với con là thiêng liêng và bất tử cũng như tình yêu thương con là vô bờ bến. Vì vậy việc giành quyền nuôi con giữa hai vợ chồng cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Những trường hợp có từ 2 con chung trở lên, sự việc có thể sẽ được giải quyêt đơn giản hơn nhưng với những trường hợp chỉ có 1 con chung thì tranh chấp là điều rất dễ xảy ra.
Khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con; con từ đủ 7 tuổi trở lên khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con về việc ở với ai. Thực tế khi giải quyết ly hôn, tòa án phải căn cứ vào các điều kiện thực tế của hai vợ chồng, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con, căn cứ vào nguyện vọng của các con để Tòa án quyết định giao con cho ai. Việc giao con cho ai là người trực tiếp nuôi phải đảm bảo được nguyên tắc “bảo vệ tốt nhất quyền lơi của con” khi ly hôn. Vì vậy, mỗi vụ án sẽ có cách tiếp cận và phương án giải quyết khác nhau, không vụ nào giống vụ nào.
Lưu ý: Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, tòa án phải xem xét nguyện vọng của con về việc mong muốn ở với ai. Tuy nhiên, Tòa án chỉ phải xem xét chứ không bắt buộc phải nghe theo nguyện vọng của con.
Thứ ba: Đối với các khoản nợ chung của hai vợ chồng.
Khi giải quyết vụ án ly hôn, trong trường hợp đương sự có yêu cầu giải quyết thì tòa án có nghĩa vụ xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ chung của hai vợ chồng. Các khoản nợ này có thể do vay chung hoặc khoản nợ đối với các tổ chức tín dụng (Ngân hàng) do vay mua trả góp (nhà hoặc xe…). Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải xem xét đầy đủ công sức đóng góp và trách nhiệm của các bên, các quyền và nghĩa vụ về tài sản của hai vợ chồng. Nếu các tài sản chung hiện hữu có thể thấy được, chia được (như nhà, xe, tiền…) được coi là quyền được hưởng của hai vợ chung thì nghĩa vụ với ngân hàng hoặc khoản vay của bên thứ 3 được coi là nghĩa vụ tài sản của hai vợ chồng. Do đó, khi giải quyết ly hôn, về nguyên tắc, phần quyền được hưởng sẽ tương ứng với phần nghĩa vụ phải thanh toán.
Đối với các khoản nợ và các tài sản chung, Tòa án phải giải quyết toàn diện, hợp tình, hợp lý trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên cũng như bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em khi ly hôn.
Công ty Luật Trần và Liên danh là công ty luật hàng đầu về lĩnh vực ly hôn – Hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Đội ngũ luật sư của chúng tôi đã từng thực hiện nhiều vụ án/vụ việc ly hôn với các tính chất khác nhau với những kết quả hầu hết khách hàng đều hài lòng.
Khi bạn có vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.
Liên hệ số Hotline: 0969-078-234.
Công ty Luật Trần và Liên danh – Tự hào mang lại giá trị khác biệt!