Luật công chứng 2014

luật công chứng 2014

Luật công chứng 2014 có 10 chương và 81 điều, trong đó có nhiều quy định mới đáng chú ý như mở rộng phạm vi công chứng; tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, về tổ chức hành nghề công chứng…cụ thể như sau:

Những điểm mới của luật công chứng 2014

Về phạm vi hoạt động của công chứng viên

Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.

Phạm vi công chứng theo quy định của Luật công chứng năm 2014 được mở rộng hơn so với Luật công chứng năm 2006. Theo đó, nhiệm vụ công chứng bản dịch được giao lại cho công chứng viên; công chứng viên chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch mà mình công chứng trước người yêu cầu công chứng chứng, người dịch sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch trước công chứng viên. Cụ thể:

Phạm vi công chứng được mở rộng ngoài nhiệm vụ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, Luật công chứng (sửa đổi) giao lại cho công chứng viên quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại (Khoản 1 Điều 2). Bên cạnh đó, Công chứng viên cũng được giao nhiệm vụ chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực (Điều 77).

Quy định này nhằm nâng cao chất lượng bản dịch, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền lợi của cá nhân, tổ chức có yêu cầu chứng nhận bản dịch, làm rõ mối quan hệ giữa công chứng viên, người yêu cầu công chứng và người dịch.

Về công chứng viên

Luật công chứng 2014 kế thừa những quy định phù hợp về công chứng viên của Luật công chứng năm 2006 và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, việc đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tạm đình chỉ hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên. Các quy định được sửa đổi theo hướng nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, quy định chặt chẽ hơn về đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, làm rõ quyền và nghĩa vụ của công chứng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động công chứng. Cụ thể:

Luật Công chứng quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của công chứng viên. Điều 3, Luật công chứng năm 2014 quy định rõ: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội”.

Theo Luật Công chứng năm 2006, những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ 3 năm trở lên có thể được miễn đào tạo nghề công chứng thì nay Luật công chứng 2014 quy định thời hạn này là 5 năm. Bên cạnh việc kéo dài thời gian công tác thực tế của các nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng (từ 3 năm lên 5 năm), Luật Công chứng sửa đổi cũng bổ sung quy định người được miễn đào tạo phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 3 tháng.

Nhằm nâng cao chất lượng và sự phát triển bền vững của đội ngũ Công chứng viên, Luật công chứng 2014 qui định chặt hơn về tiêu chuẩn Công chứng viên, tăng thời hạn đào tạo Công chứng viên lên thành 12 tháng, qui định người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trước khi được bổ nhiệm và chỉ được giảm 1/2 thời gian tập sự, tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Về tổ chức hành nghề công chứng

Luật công chứng 2014 tiếp tục ghi nhận 2 loại hình tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng) song xác định rõ định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, ưu tiên phát triển các Văn phòng Công chứng theo qui hoạch tổng thể về tổ chức hành nghề công chứng. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Đặc biệt, trong lần sửa đổi này, Luật công chứng quy định Văn phòng công chứng “phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên” (khoản 1 Điều 22); Đồng thời quy định về Phòng Công chứng “Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng” (Khoản 1 Điều 21).

Không quy định một cách rải rác, chưa đầy đủ về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên như Luật công chứng năm 2006, Luật công chứng 2014 dành hẳn một điều quy định về Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, xuất phát từ quan điểm đề cao sự cần thiết, vai trò của bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên đối với tính an toàn cho hoạt động của các công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình thông qua hợp đồng bảo hiểm giữa tổ chức hành nghề công chứng với doanh nghiệp bảo hiểm. Thời điểm mua bảo hiểm được xác định chậm nhất là chín mươi ngày, kể từ ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày Phòng công chứng được thành lập và bắt đầu hoạt động. Nguyên tắc duy trì bảo hiểm hoặc nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và doanh nghiệp bảo hiểm về các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm cũng được Luật công chứng 2014 quy định về nguyên tắc.

Về các hành vi công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm

Đáng lưu ý là, Luật Công chứng sửa đổi lần này không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình hay quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; công chứng viên cũng không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng hay đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác (Điều 7).

Về tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Điểm mới này quy định trong Luật công chứng một cách khái quát về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ bản về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên. Tổ chức này khi được thành lập sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ của tổ chức quy định cũng như các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng do Chính phủ giao phù hợp với quy mô và năng lực thực tế của tổ chức trong từng thời kỳ.

Theo đó, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thành lập, củng cố, phát triển hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên cả ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trong phạm vi toàn quốc nhằm tăng cường tính tự quản của tổ chức này trong hoạt động công chứng, góp phần chia sẻ trách nhiệm quản lý đối với hoạt động này. Những vấn đề cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức… của Tổ chức công chứng toàn quốc và Hội công chứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ do Chính phủ quy định.

Ngoài những quy định trên, Luật Công chứng sửa đổi cũng bổ sung nhiều quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm lại công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, hồ sơ công chứng, chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng, quán lý nhà nước về công chứng…

luật công chứng 2014
luật công chứng 2014

Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp được đăng ký lại chữ ký mẫu.

Điều 19 của Thông tư quy định Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp muốn thay đổi chữ ký thì phải có văn bản đề nghị đăng ký lại chữ ký mẫu và ký 03 (ba) chữ ký trong văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu. Việc ký 03 (ba) chữ ký mẫu được thực hiện trước mặt Trưởng phòng Tư pháp.

Ngoài ra, Thông tư số 01/2020/TT-BTP cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung khác liên quan đến trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực, người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ; việc rà soát, đưa ra khỏi danh sách đã phê duyệt đối với cộng tác viên không còn đủ điều kiện; ban hành mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; mẫu lời chứng văn bản từ chối nhận di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp có hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản, cùng khai nhận di sản…

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có);

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: Công chứng di chúc; Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

– Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Sau khi nộp phí và thù lao công chứng theo quy định của pháp luật thì bạn được nhận bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà đất.

Trên đây là bài viết tư vấn về luật công chứng 2014 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139