Làm lý lịch tư pháp tại bưu điện

làm lý lịch tư pháp tại bưu điện

Bạn đang có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, ngoài hình thức làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Sở tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc đăng ký cấp lý lịch tư pháp online thì còn có thể làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Việc làm lý lịch tư pháp qua bưu điện giúp người dân tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại. Dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm lý lịch tư pháp tại bưu điện.

Cách làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

3 cách làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

Hiện nay, người dân có thể lựa chọn một trong ba cách làm lý lịch tư pháp qua bưu điện, bao gồm:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện;
  • Nộp hồ sơ thông qua bưu điện và nhận kết quả trực tiếp;
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện.

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp qua bưu điện gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp qua bưu điện bao gồm:

Hình thức

Nộp hồ sơ & nhận kết quả qua bưu điện

Nộp hồ sơ trực tiếp, nhận kết quả qua bưu điện

Nộp hồ sơ qua bưu điện, nhận kết quả trực tiếp

Diện không ủy quyền

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP),
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (không cần phải nộp kể từ ngày 01/07/2021);
  • Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo … nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp,
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP)

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP),

Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (không cần phải nộp kể từ ngày 01/07/2021);

Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo … nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp,

Diện ủy quyền

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP),
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cha/mẹ/vợ/chồng/con xin hộ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc Cha/me của trẻ chưa thành niên xin hộ phiếu Lý lịch tư pháp số 2 cho con;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền (nếu nộp theo diện ủy quyền);
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (không cần phải nộp kể từ ngày 01/07/2021);
  • Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo … nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp,
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP)
  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP),
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cha/mẹ/vợ/chồng/con xin hộ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc Cha/me của trẻ chưa thành niên xin hộ phiếu Lý lịch tư pháp số 2 cho con;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền (nếu nộp theo diện ủy quyền);
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (không cần phải nộp kể từ ngày 01/07/2021);
  • Giấy tờ chứng minh như Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo … nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp,

Yêu cầu chuẩn bị hồ sơ xin Lý lịch tư pháp qua bưu điện:

  • Nếu yêu cầu làm Lý lịch tư pháp số 2, bạn phải chứng thực chữ ký trên tờ khai yêu cầu làm lý lịch tư pháp tại tổ chức hành nghề công chứng, hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu đang ở Việt Nam, hoặc tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài nếu đang ở nước ngoài,
  • Các giấy tờ nên trên có thể là bản sao công chứng theo yêu cầu của từng Sở tư pháp,
  • Công chứng giấy tờ phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp của Việt Nam ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật nước nơi người nước ngoài là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt. Trừ trường hợp được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
  • Bạn cần điền đúng thông tin về email và số điện thoại để được thông báo về việc thụ lý hồ sơ và hẹn trả Phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp qua Viettel Post hoặc Vietnam Post

Dưới đây là cách làm lý lịch tư pháp qua bưu điện. Bạn sẽ cần thực hiện 3 bước như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ như nêu trên
  • Bước 2. Nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn:

Mang hồ sơ tới bưu cục (Bưu cục Viettel Post hoặc Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post) để nộp.

Nhân viên bưu cục sẽ chuyển phát hồ sơ của bạn đến Sở tư pháp. Sau khi nhận được bộ hồ sơ, nhân viên Sở tư pháp sẽ kiểm tra giấy tờ.

Nếu Giấy tờ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ nhận được Phiếu hẹn kết quả được gửi vào địa chỉ email đăng ký, điện thoại hoặc tin nhắn. Bạn có thể tra cứu trạng thái xác nhận theo hướng dẫn tra cứu lý lịch tư pháp này.

Nếu giấy tờ chưa đầy đủ, bạn sẽ được thông báo để bổ sung.

Bước 3. Nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện vnpost

Phiếu Lý lịch tư pháp sẽ được gửi tới địa chỉ ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính.

Cá nhân nhận phiếu lý lịch tư pháp phải là:

Đối với Phiếu Lý lịch tư pháp số 1:

Người có họ và tên được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp

Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể nhận Phiếu nhưng phải được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Chỉ người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới được nhận Phiếu lý lịch tư pháp và được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

làm lý lịch tư pháp tại bưu điện
làm lý lịch tư pháp tại bưu điện

Cá nhân nhận phiếu phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu.

* Lưu ý:

Bạn dù trước đó đã chọn hình như nhận kết quả qua bưu điện nhưng vẫn có thể nhận kết quả trực tiếp nhưng phí dịch vụ bưu chính sẽ không được hoàn lại.

Lệ phí nộp lý lịch tư pháp qua bưu điện thành phố?

Khi làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện, bạn sẽ cần thanh toán 02 loại phí là:

  • Phí cấp Lý lịch tư pháp. Phí này được quy định cụ thể tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC là:

200.000 đồng/người/lần cấp đối với các trường hợp thông thường,

100.000 đồng/người/lần cấp nếu là học sinh, sinh viên, thân nhân của liệt sỹ, người có công với cách mạng,

Miễn phí nếu là trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; người thuộc vào hộ nghèo; người cư trú ở tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

3.000 đồng/Phiếu tính từ phiếu thứ 3 nếu yêu cầu cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu.

Phí dịch vụ bưu chính: phí dịch vụ này có thể dao động từ 15.000 đồng đến 60.000 đồng nếu giao kết quả trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam hoặc dao động từ 800.000 đồng đến ~2.000.000 đồng nếu yêu cầu nhận kết quả tại địa chỉ nước ngoài. Phí này được đơn vị cấp Lý lịch tư pháp quy định cụ thể, phụ thuộc vào:

Hãng bưu chính bạn chọn (VNPost hoặc Viettel post);

Hình thức nộp hồ sơ và nhận kết quả mà bạn chọn (nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trả kết quả qua đường bưu điện, hoặc cả hai),

Địa điểm nhận hồ sơ (nội thành, ngoại thành hay vùng sâu vùng xa).

Lệ phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện và phí bưu chính được nộp theo hướng dẫn của công chức trực Bộ phận Một cửa Sở Tư pháp hoặc nhân viên Bưu điện.

Thời gian làm lý lịch tư pháp qua bưu điện là bao lâu?

Khi xét đến thời gian làm lý lịch tư pháp qua bưu điện, bạn cần lưu ý 02 khoảng thời gian, đó là:

Thời gian xem xét yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp tỉnh/thành phố.

Thời gian này được tính từ ngày Sở Tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và nhận được tiền lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc biên lai chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính kèm theo hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu.

Thời gian này được quy định cụ thể tại Điều 48 – Thời hạn cấp Lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, cụ thể:

Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ trong trường hợp thông thường, hoặc

Không quá 15 ngày nếu người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, hoặc người nước đang hoặc đã từng lưu trú tại Việt Nam hoặc phải xác minh về điều kiện được xóa án tích.

Không quá 24 giờ trong trường hợp khẩn nếu người được cấp Lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.

Thời gian chuyển phát của bưu điện. Thời gian này tùy thuộc vào địa điểm nộp hồ sơ và nhận kết quả, cũng như đơn vị bưu chính mà bạn chọn để chuyển phát hồ sơ/kết quả. Thường sẽ là:

12 – 24 giờ nếu chuyển phát nội thành,

24 – 48 giờ nếu chuyển phát ngoại thành.

Ưu và nhược điểm của việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện

Ưu điểm xin cấp lý lịch tư pháp qua bưu điện

  • Áp dụng với cả Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2 (Xem Phiếu Lý lịch tư phap số 1 và số 2 khác nhau như thế nào)
  • Không tốn nhiều thời gian và chi phí di chuyển cũng như xếp hàng chờ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia/Sở tư pháp quốc gia để nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả.
  • Được nhân viên bưu cục hướng dẫn thủ tục, thông báo về thời gian chờ xử lý kết quả.
  • Có thể xem lộ trình nộp hồ sơ cũng như trả kết quả trên phần mềm được cung cấp đối với một số hãng bưu chính.

Nhược điểm đăng ký lý lịch tư pháp qua bưu điện

  • Có khả năng bị thất lạc hồ sơ hoặc kết quả, dù tỉ lệ thất lạc này không cao nhưng đã có trường hợp xảy ra. Và nếu bạn rơi đúng vào trường hợp bị thất lạc hồ sơ hoặc kết quả, thì bạn sẽ phải thực hiện lại toàn bộ thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp lần nữa.
  • Thời gian kể từ khi hoàn thiện hồ sơ đến khi nhận kết quả về tay sẽ lâu hơn vì còn phải chờ thêm thời gian chuyển phát của bưu điện.
  • Phí dịch vụ bưu chính được thu khi bạn nộp hồ sơ, và bạn sẽ không được hoàn phí dịch vụ bưu chính đã nộp nếu bạn chuyển hình thức nhận kết quả từ nhận qua bưu điện sang nhận trực tiếp.

Người nhận lý lịch tư pháp qua bưu điện là ai?

  • Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Người được ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Người được ủy quyền nhận Phiếu;
  • Cha, mẹ, vợ, chồng, con của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Yêu cầu khi nhận:

  • Người nhận phải xuất trình CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
  • Người đến nhận Phiếu phải xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giấy CMND/CCCD/hộ chiếu.
  • Giấy ủy quyền nhận Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng nếu cá nhân trực tiếp yêu cầu cấp Phiếu nhưng ủy quyền cho người khác nhận Phiếu hoặc Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, v.v chứng minh quan hệ nếu người nhận là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Lý lịch tư pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục làm lý lịch tư pháp tại bưu điện bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những thủ tục pháp lý chất lượng hàng đầu tại Hà Nội!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139