Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Việc tạm ngừng kinh doanh xảy ra khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như: về vốn, về nhu cầu thị trường hay hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không hiệu quả, cần tái cơ cấu trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thay vì giải thể, việc tạm ngừng hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi ích như: giữ được thâm niên hoạt động của công ty, giữ lại các chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu, các bằng sáng chế,…Hôm nay, Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ đến các bạn thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn mới nhất theo luật doanh nghiệp 2023. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc công ty sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 thời gian nhất định. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn. Khi tạm ngừng công ty, doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện đúng quy trình với các thủ tục tạm ngừng kinh doanh đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020.

Căn cứ pháp lý của việc tạm ngừng kinh doanh

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là việc thực hiện 1 loạt các công việc, dựa theo quy định của pháp luật. Từ đó, giúp việc tạm ngừng kinh doanh được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Thủ tục tạm ngừng công ty sẽ bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng công ty đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng công ty

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)

Bước 3: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ

Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở KH-ĐT cấp

Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.

Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng

Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật
Lưu ý: đây là bước mà nhiều doanh nghiệp bỏ sót, dẫn tới việc nộp chậm tờ khai và bị phạt rất nặng.

Vậy, sau khi thực hiện thủ tục tại sở Kế Hoạch Đầu Tư , doanh nghiệp có cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế hay không? Mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới.

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với thuế?

Đây là câu hỏi mà Luật Trần và Liên Danh nhận được rất nhiều khi thực hiện việc tư vấn thủ tục tạm ngừng công ty. Câu trả lời là KHÔNG, bạn không cần thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế. Vì với cơ chế liên thông 1 cửa giữa Sở Kế Hoạch Đầu Tư, khi bạn hoàn thành thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Sở KH-ĐT, Sở KH-ĐT sẽ tự động gởi thông báo đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ cập nhật trạng thái tạm ngừng công ty của bạn.

Thời gian thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất

So với Luật Doanh Nghiệp năm 2014, thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp năm 2020 đã có nhiều thay đổi thông thoáng, và linh hoạt hơn trước.
Căn cứ khoản 1, điều 206 theo Luật doanh nghiệp 2020, thì “Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh 1.Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo”

Kết luận: Khi doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chỉ cần nộp bộ hồ sơ tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chậm nhất 03 làm việc trước thời điểm tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh mới nhất

Chúng tôi gửi đến các bạn tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh mới nhất từ năm 2021. Theo đó, tại khoản 1, điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định
“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Kết luận: từ năm 2021, doanh nghiệp được quyền tạm ngừng liên tục, vô thời hạn (theo luật doanh nghiệp 2020) so với việc chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa 02 năm liên tiếp (theo luật doanh nghiệp 2014 trước đây).

Thông báo tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thông báo tạm ngừng kinh doanh là biểu mẫu được áp dụng đồng nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh đang được sử dụng từ năm 2021 là:

Phụ lục II-19 theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, bên cạnh thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phục lục PL II-19) sẽ có các mẫu biểu khác nhau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng công ty. Cụ thể sẽ bao gồm:

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH MTV

Do đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên, chỉ có 1 cá nhân/tổ chức làm chủ. Nên đối với việc tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chỉ cần 2 mẫu biểu hồ sơ sau:

Quyết định tạm ngừng kinh doanh của chủ sở hữu ký (do doanh nghiệp tự soạn thảo)

Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định)

hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ do từ 2 đến 50 thành viên đồng sáng lập. Chính vì thể, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên sẽ bao gồm:

Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn thảo)

Quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên về việc tạm ngừng công ty (do doanh nghiệp tự soạn thảo)

Thông báo tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định)

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

Công ty cổ phần với đặc điểm có từ 3 cổ đông trở lên, nên bộ hồ sơ tạm ngừng công ty cổ phần sẽ có các loại mẫu biểu sau:

Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (do doanh nghiệp tự soạn thảo)

Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động công ty cổ phần (do doanh nghiệp tự soạn thảo)

Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục PLII-19 theo mẫu quy định)

Nơi nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Sau khi soạn bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến phòng đăng ký doanh nghiệp, trực thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế. Vì sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ có trách nhiệm thông báo đến cơ quan thuế quản lý về tình trạng tạm ngừng hoạt động của doanh nghiêp

Một số lưu ý khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn tất nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, thanh toán các khoản nợ (nếu có)

Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được ký kết các hợp đồng kinh tế; không được xuất hóa đơn (trừ trường hợp xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu phát sinh trước thời hạn tạm ngừng)

Doanh nghiệp vẫn phải nộp các loại báo cáo thuế theo đúng thời hạn quy định nếu thời hạn tạm ngừng không trọn tháng/quý báo cáo; Doanh nghiệp vẫn phải nộp các báo cáo quyết toán thuế; bộ báo cáo tài chính nếu thời hạn tạm ngừng kinh doanh không trọn năm tài chính.

Ví dụ về việc tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp ABC thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh và được chấp thuận việc tạm ngừng công ty từ ngày 04/04/2023 đến ngày 03/04/2024. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các thủ tục thuế như sau:

Nộp báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN (nếu có) của quý II/2023: hạn nộp 31/07/2023 => vì doanh nghiệp đã hoạt động 03 ngày của quý II/2023 (từ ngày 01 – 03/04/2023)

Nôp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp báo cáo quyết toán thuế TNCN (nếu có) và bộ báo cáo tài chính năm 2023 => vì doanh nghiệp vẫn hoạt động từ ngày 01/01 – 03/04/2023

Một số câu hỏi liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Sau đây, Luật Trần và Liên Danh xin gởi đến các bạn một số câu hỏi liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Hy vọng, với những câu hỏi thường gặp này, sẽ giải đáp được những thắc mắc của các bạn.

Hỏi: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Đáp: Theo Luật doanh nghiệp 2020, thời hạn tạm ngừng là 1 năm/lần tạm ngừng. Không giới hạn số năm tạm ngừng liên tục.

Hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng tại Sở KH-ĐT, tôi có phải làm thủ tục tạm ngừng với cơ quan thuế hay không?

Đáp: KHÔNG. Cơ quan thuế sẽ tự động cập nhật việc tạm ngừng công ty của bạn khi bạn hoàn thiện thủ tục tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư.  

Hỏi: Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, tôi có được xuất hóa đơn bán hàng hay không?

Đáp: KHÔNG. Bạn không được xuất hóa đơn trong thời hạn tạm ngừng. Trừ trường hợp xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành trước thời điểm tạm ngừng

Hỏi: Trong thời gian tạm ngừng, tôi có cần nộp phải báo cáo thuế hay không?

Đáp: KHÔNG. Bạn không cần nộp báo cáo thuế trong thời hạn tạm ngừng hoạt động. Nhưng hãy lưu ý, nếu thời gian tạm ngừng hoạt động không trọn tháng/quý/năm báo cáo, bạn phải làm tờ khai thuế cho những khoảng thời gian này

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139