Mở siêu thị mini

Siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi đang là lựa chọn kinh doanh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết các thủ tục thực hiện. Đặc biệt, nếu kinh doanh dưới dạng chuỗi cửa hàng thì cần phải đáp ứng nhiều điều kiện.

Siêu thị mini là gì?

Siêu thị mini là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, đặc điểm mô hình kinh doanh siêu thị mini có nét tương đồng với các mô hình siêu thị quy mô lớn, nhưng với quy mô kinh doanh và ngành hàng kinh doanh nhỏ hơn thông thường có diện tích kinh doanh từ 60 – 250m2.

Siêu thị mini kinh doanh gì? Thông thường siêu thị mini tập trung vào các ngành hàng cơ bản, phổ thông bởi quy mô vừa và nhỏ của mình.

Điều kiện mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi

Siệu thị mini và cửa hàng tiện lợi đều là những cơ sở bán lẻ hàng hoá. Siêu thị mini có quy mô lớn hơn, cung cấp các mặt háng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng…Còn cửa hàng tiện lợi cung cấp những mặt hàng, đồ dùng tiện lợi, những loại thực phẩm có thể sử dụng ngay.

Tuy nhiên, cả hai loại hình này đều có điểm chung là phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Nhưng với quy mô kinh doanh dưới dạng các chuỗi cửa hàng thì việc mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hầu như đều đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về giấy phép con để hoạt động trong chuỗi của mình. Các loại giấy phép cần phải có bao gồm:

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;

– Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu;

– Giấy phép bán lẻ thuốc lá.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh cần phải đảm bảo cơ sở vật chất như: có đủ diện tích mặt bằng, có trang thiết bị bán hàng; có nguồn cung cấp hàng hoá từ các cá nhân, tổ chức khác; có kho chức hàng…

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh

Ngành, nghề của doanh nghiệp kinh doanh chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi được lựa chọn căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, bao gồm một số ngành, nghề cơ bản sau:

– Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (4711);

– Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (4719);

– Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh (4724)…

Nơi nộp hồ sơ

Có 02 cách thức nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

Thời gian giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Lệ phí giải quyết

– 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC);

– Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

Xin các loại giấy phép con

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp như: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Nhà hàng trong khách sạn;

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Công Thương phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo Phụ lục I, II, IV Nghị định 79/2014/NĐ – CP, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thuộc diện quản lý, xin cấp phép phòng cháy chữa cháy, cụ thể như sau:

– Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên: Thuộc diện phải thông báo vớ cơ quan phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

– Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên: Thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy.

Xin giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc biệt

* Xin giấy phép kinh doanh rượu

– Nơi đăng ký: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.

– Thời gian cấp giấy: Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ

– Lệ phí: 200.000 đồng

* Xin giấy phép kinh doanh thuốc lá

– Nơi đăng ký: Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện)

– Thời gian cấp giấy: 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp kệ

– Lệ phí:

+ Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 1,2 triệu đồng

+ Tại các khu vực khác: 600.000 đồng

Cách chọn nguồn hàng khi muốn mở siêu thị mini

Kinh nghiệm mở siêu thị mini thành công là sản phẩm của bạn phải thích hợp, mẫu mã đa dạng để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nghe thì rất đơn giản, nhưng để tìm kiếm nguồn hàng phù hợp thì không phải ai cũng biết. Một câu hỏi mà tất cả những người lần đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh siêu thị mini đều gặp phải: “Mở siêu thị mini nên lấy hàng ở đâu?”. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 3 nguồn hàng chính của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Nhà phân phối sản phẩm trực tiếp

Đây là một đơn vị cung cấp sản phẩm với số lượng lớn. Lợi điểm của việc chọn nhà phân phối này là mẫu mã đa dạng, giá cả rẻ hơn so với các đơn vị khác, tuy nhiên bạn sẽ phải nhập số lượng rất lớn. Chính vì vậy, đây là con giao 2 lưỡi, nếu không kiểm soát thật tốt, bạn sẽ dễ dàng bị “đứt tay”. Để đảm bảo những ưu điểm của nhà phân phối này, cửa hàng của bạn phải kinh doanh thật tốt, nếu không bạn sẽ phải đau đầu để giải quyết vấn đề hàng tồn kho, hàng hóa bị hư hỏng do quá hạn sử dụng. 

mở siêu thị mini
mở siêu thị mini

Các đại lý bán lẻ

Khi bạn mới bắt đầu mở siêu thị mini, nếu vẫn chưa tự tin siêu thị của bạn có thể hoạt động hiệu quả thì đây là một sự chọn lựa khôn ngoan hơn. Mặc dù giá sản phẩm sẽ cao hơn so với các nhà phân phối ở trên, tuy nhiên, các đại lý bán lẻ cho phép bạn được nhập hàng với số lượng ít. Lợi nhuận của siêu thị cũng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ, nhưng đây là một nước đi an toàn, giúp bạn giảm thiểu được hàng tồn kho, và hạn chế được tối đa thiệt hại trong những trường hợp xấu nhất.

Các khu chợ đầu mối

Đây cũng là một nguồn hàng quen thuộc của các chủ cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Vì giá cả nhập các loại mặt hàng ở đây vừa rẻ vừa không giới hạn số lượng nhập hàng, cho nên đây là một nguồn hàng ưa thích của các ông chủ bà chủ siêu thị mini. Tuy nhiên, nếu là người mới vô ngành, bạn cần hết sức lưu ý về nguồn hàng này. Chất lượng sản phẩm của từng đợt sẽ có sự khác nhau nên bạn cần lựa chọn thật kỹ trước khi quyết định nhập một loại sản phẩm nào đó. Giảm thiểu tối đa trường hợp siêu thị mini của bạn xuất hiện những mặt hàng kém chất lượng, giảm uy tín của siêu thị trong lòng người tiêu dùng.

Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini cho người mới

Trang trí siêu thị mini ấn tượng

Đây là một yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên có nhiều bạn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini nên đã bỏ qua, dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy lưu ý trưng bày trong hàng hóa, bạn lưu ý phải tạo cho siêu thị một không gian ngăn nắp, tận dụng hết mọi không gian mà vẫn khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi bước vào. Các kệ hàng không nên xếp quá gần nhau, cần phải có khoảng cách để khách hàng dễ dàng di chuyển. Hãy đầu tư những kệ đựng đồ chất lượng nhé, đừng tiết kiệm vì bạn sẽ cần phải sử dụng trong một thời gian dài. 

Lập kế hoạch marketing bán hàng

Muốn siêu thị của bạn thu hút được nhiều khách hàng tới tham quan, mua sắm thì bạn cần triển khai các kế hoạch marketing phù hợp. Đây là cách thường được áp dụng tại các cửa hàng, bạn có thể tham khảo: 

– Tích điểm, tặng quà theo tuần, theo tháng. Khi mua hàng tại siêu thị của bạn, khách hàng có thể nhận được thẻ tích điểm khi mua hàng đủ giá trị bạn quy định họ sẽ nhận được quà hoặc thẻ giảm giá cho đơn hàng tiếp theo. Từ đó, người mua sẽ có lý do để đến mua sắm tại cửa hàng nhiều hơn. Đây là một cách cực kỳ hay để giữ chân khách hàng ở lại với bạn. Ví dụ, có 2 cửa hàng ở sát nhau, và họ đến mua hàng của bạn. Sang ngày hôm sau, khi có nhu cầu đi mua đồ thì họ vẫn có 2 sự lựa 

Kết hợp bán hàng đa kênh

Bạn có thể mở các dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, website bán hàng để tăng sự tiện lợi và thu hút nhiều khách hàng hơn. Hình thức này sẽ giúp cửa hàng tiếp cận được một lượng người mua lớn hơn, từ đó gia tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng. Bạn có thể lập một Fanpage trên Facebook, tham gia các hội nhóm liên quan đến bán hàng để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình.

Đồng thời lập các gian hàng trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sen Đỏ,… cũng góp phần đẩy nhanh quá trình bán hàng của bạn. Nếu không có đội ngũ giao hàng thì đây là phương án tốt vì những nền tảng này sẽ hỗ trợ bạn vận chuyển đến với khách hàng. Còn nếu bạn có một đội ngũ giao hàng thì có thể áp dụng giống với Bách Hóa Xanh, người mua có thể lên đơn và nhân viên của bạn tự vận chuyển hàng đến nhà cho khách. 

Cân đối vốn và chi phí

Đây không phải là một mô hình kinh doanh không vốn vì thế bạn cần phải biết cân đối, tính toán chi phí sao cho hợp lý. Nếu không thì rất dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu quá lố, khi có việc quan trọng cần giải quyết thì lại không còn một đồng nào. Sau đây là một số chi phí cơ bản bạn phải tham khảo: 

– Chi phí thuê mặt bằng. Đây là mức chi phí cơ bản. Một lưu ý cho bạn là khi thuê mặt bằng nên làm hợp đồng từ 3 – 5 năm để tránh tình trạng chủ cho thuê thấy bạn buôn may bán đắt rồi lên giá hoặc lấy lại mặt bằng. Lúc đó, khi bạn di chuyển đi một khu vực khác thì bạn lại phải làm lại từ đầu, mất hết khách hàng cũ. 

– Chi phí nhập hàng. Để có đủ số hàng trưng bày, bạn phải chi từ 50 – 100 triệu tùy vào số lượng và mặt hàng bạn bán. Bạn có thể lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, mặt hàng được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Hãy nghiên cứu thị trường, xem đâu là những sản phẩm của người tiêu dùng ưa chuộng nhất để nhập về, hàng hoá lúc đó sẽ dễ bán hơn. 

– Chi phí lắp đặt trang thiết bị khoảng 60 – 80 triệu. Trang bị các thiết bị cơ bản như máy tính, máy tính tiền, giá kệ hàng, giỏ hàng, máy điều hòa, camera an ninh,…

– Chi phí thuê nhân viên. Tuy theo quy mô cửa hàng để thuê số lượng nhân viên cho phù hợp. Với những cửa hàng lớn thì có thể thuê thêm một người quản lý nhân viên cho bạn. Lương giao động trong khoảng 6 – 10 triệu đồng. 

– Các loại chi phí liên quan đến thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục mở siêu thị mini. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139