Đơn từ chối quyền thừa kế

đơn từ chối quyền thừa kế

Khi không muốn nhận tài sản người để lại di sản để lại thì phải lập thành văn bản từ chối nhận thừa kế. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh giới thiệu Mẫu Văn bản đơn từ chối quyền thừa kế kèm hướng dẫn cách soạn.

Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?

Từ chối nhận di sản thừa kế là việc một cá nhân sau khi được chỉ định làm người thừa kế mà không muốn hưởng phần di sản đó thì có quyền từ chối không nhận. Theo đó, bất cứ vì lý do gì, người được hưởng di sản thừa kế cũng có quyền được từ chối, trừ 03 lưu ý sau đây

– Không được từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác

– Phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

– Phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản.

Những người được từ chối nhận di sản thừa kế

Để xác định ai được từ chối nhận di sản thừa kế thì trước hết chúng ta phải xem xét ai là người được nhận di sản thừa kế.

Theo đó, người thừa kế theo di chúc là người được người để lại di sản chỉ định là người nhận thừa kế trong văn bản di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự mới nhất, cụ thể:

– Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi

– Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.

– Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, những người sau đây không được hưởng di sản thừa kế:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

– Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Đáng lưu ý là nếu những người này đã bị người để lại di sản biết nhưng vẫn cho họ được hưởng theo di chúc thì vẫn nhận di sản bình thường.

Cụ thể tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Văn bản từ chối nhận di sản có phải công chứng không?

Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ khi một cá nhân muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì bắt buộc phải lập thành văn bản và gửi đến những người thừa kế khác để biết. Tại Điều 59 Luật Công chứng 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng Văn bản từ chối nhận di sản.

Như vậy, có thể thấy, Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Nếu người thừa kế có nhu cầu thì có thể yêu cầu Công chứng viên chứng nhận hoặc không.

Khi yêu cầu công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người yêu cầu phải nộp các loại giấy tờ sau đây:

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (Nếu có)

– Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người từ chối nhận di sản thừa kế.

Mẫu Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể, tham khảo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1)  ………………., chúng tôi gồm: (2)

  1. Ông/bà:……………………………………… Sinh năm : ……………………………………………

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

(Là (3) ……………… của người để lại di sản thừa kế)

  1. Ông/bà:………………………………..Sinh năm : ……………………………………………………

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)

    Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà …………………..

     Ông/bà (4) ………………… chết ngày…………… theo ………………….do UBND ………………… đăng ký khai tử ngày …………………………………….

   Di sản mà ông/bà ………………… để lại là: (5)

  1. Sổ tiết kiệm ……………………………………………………………………….
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: ………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

– Thửa đất số: …………..;                                   – Tờ bản đồ số: ……………..;

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

– Diện tích: ……………. m2 (Bằng chữ: ………………………………………. mét vuông);

– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m2; chung: ……………. m2;

– Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………………………….

– Thời hạn sử dụng: ………………………………………………………………………………………..

– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………………………………………….

Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.

          Chúng tôi xin cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.

– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.

Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách soạn thảo

(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.

Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: SN 12x, phường A, thành phố B, tỉnh C

(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…

đơn từ chối quyền thừa kế
đơn từ chối quyền thừa kế

Ví dụ: Bà: Nguyễn Thị T.; Sinh năm : 1979; CMND số: 123456xxx do Công an tỉnh D cấp ngày 14/5/2014; Hộ khẩu thường trú: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.

Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…

(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…

Ví dụ: Ông Trần Ngọc V. chết ngày 10/11/2018 theo Trích lục khai tử số 80/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 14/11/2018

(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…

Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.

Ví dụ:

  1. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng X – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 22/02/2018 với số tiền gửi là 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc V.
  2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 27/9/2012.

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

– Thửa đất số: 42;                             – Tờ bản đồ số: 10;

– Địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

– Diện tích: 448 m2 (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi tám mét vuông);

– Hình thức sử dụng: riêng: 448 m2; chung: không m2;

– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị

– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

– Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao

  1. Chiếc xe ô tô mang biển số 30A-xxxxx theo giấy đăng ký ô tô số 012345 do Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Z cấp ngày 01/01/2017 đăng ký lần đầu ngày 01/01/2017 được mang tên Nguyễn Văn A tại địa chỉ: SN 123, phường X, quận Y, tỉnh Z

– Nhãn hiệu: FOTO

– Số loại: THACO

– Loại xe: Tải chở mô tô, xe máy

– Màu sơn: Xám

– Số khung: 400AFC0xxxxx

– Số máy: 21615E0xxxxx

– Số chỗ ngồi: 3

Đăng ký xe có giá trị đến ngày: 14/07/2040

Dịch vụ tư vấn đơn từ chối quyền thừa kế của Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh

Những ai cần Luật sư tư vấn pháp luật?

Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, do vậy, bất cứ người dân nào cũng đều có thể có nhu cầu tư vấn pháp luật. Phần lớn người dân đều không nắm được các quy định pháp luật nên khi gặp bất cứ vướng mắc nào hay khó khăn trong quá trình thủ tục, giải quyết các vụ việc đều rất lúng túng.

Trong những trường hợp này, ngoài việc tham khảo các tin tức, bài viết pháp luật của các trang báo, trang luật chính thống thì cách tốt nhất cho người dân là liên hệ tới các công ty luật uy tín, điển hình như Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, tình huống pháp lý trực tuyến một cách nhanh chóng nhất.

Sứ mệnh lớn nhất của Luật Trần và Liên Danh là làm cho pháp luật đến gần nhất với người dân Việt Nam. Về tầm nhìn, Luật Trần và Liên Danh hướng đến trở thành một tổ chức hành nghề Luật sư vươn mình ra thế giới với đội ngũ Luật sư, Chuyên gia tài đức vẹn toàn, hiện đại, chuyên nghiệp, thích ứng cao.

Hiện nay khách hàng có thể liên hệ cho Luật Trần và Liên Danh qua rất nhiều cách thức khác nhau để được tư vấn pháp luật:

Tư vấn pháp luật qua Hotline 0969 078 234

Hình thức kết nối nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất là đặt câu hỏi tư vấn pháp luật qua Tổng đài tư vấn pháp luật online 24/24 của Luật Trần và Liên Danh là 0969 078 234.

Với phương thức này, bạn chỉ cần gọi điện thoại trực tiếp vào số điện thoại 0969 078 234 và đặt các câu hỏi, yêu cầu tư vấn pháp luật của mình cho Luật sư, chuyên viên tư vấn.

Đây là phương thức được nhiều người lựa chọn nhất bởi bạn sẽ không phải di chuyển đi đâu cả, dù bạn đang ở bất cứ nơi nào, ở đâu trên phạm vi lãnh thổ, chỉ cần nhấc máy lên và bấm gọi ngay cho Tổng đài 0969 078 234, các thành viên của Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Vì vậy, để bất cứ khi nào gặp vướng mắc pháp lý cần Luật sư tư vấn đều có thể được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy lưu ngay số của Luật Trần và Liên Danh vào danh bạ ngay lúc này!

Bạn lưu ý, giờ làm việc của Tổng đài là từ 07h45 đến hết 21h30 đêm vào tất cả các ngày trong tuần (Cả thứ 7 và Chủ nhật). Chỉ cần các bạn có nhu cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn!

Tư vấn pháp luật qua trang mạng xã hội

Ngoài phương thức tư vấn pháp luật miễn phí điện thoại, bạn cũng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh qua một số cách khác như gửi thắc mắc, vấn đề vướng mắc

của mình qua Zalo, Facebook, Google Map,… của Luật Trần và Liên Danh để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của việc tư vấn pháp luật qua những kênh này là nó chỉ phù hợp để phục vụ hỗ trợ tư vấn những vấn đề pháp lý đơn giản, tốc độ phản hồi của Luật sư không nhanh chóng như phương thức liên hệ trực tiếp qua Tổng đài. Lý do là bởi số lượng cuộc gọi qua Tổng đài rất lớn, các Luật sư phải ưu tiên giải đáp thắc mắc qua điện thoại và cả trực tiếp tại văn phòng.

Tư vấn pháp luật qua Email

Một cách thức khác để nhận được tư vấn chi tiết, cụ thể từ Luật sư là tư vấn pháp lý qua hòm thư Email. Với phương thức này, bạn chỉ cần gửi thắc mắc của mình cho chúng tôi, chúng tôi sẽ soạn thư tư vấn chi tiết cho bạn bao gồm cả hướng dẫn giải quyết vụ việc và cả các cơ sở pháp lý dành riêng cho trường hợp của bạn.

Bạn có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Tư vấn pháp luật trực tiếp

Bên cạnh việc tư vấn, hỗ trợ qua Tổng đài hay các trang thông tin chính thống của mình, các Luật sư của Luật Trần và Liên Danh còn thường xuyên hỗ trợ cho người dân trực tiếp tại địa chỉ công ty và cả địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.

Ưu điểm của phương thức tư vấn này là bạn có thể trao đổi trực tiếp với Luật sư của Luật Trần và Liên Danh, bạn có thể trò chuyện, hỏi đáp các vấn đề pháp lý liên tục tùy vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, có một bất cập là bạn sẽ phải đặt lịch hẹn trước với Luật sư và bạn hoặc Luật sư của chúng tôi sẽ phải mất thời gian di chuyển.

Dù là với phương thức tư vấn pháp luật nào, Luật Trần và Liên Danh cũng sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn cho bạn, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra tư vấn tốt nhất riêng biệt cho trường hợp của bạn, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dân.

Tuy nhiên, nếu trường hợp của bạn không quá phức tạp, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ vào Tổng đài 0969 078 234 để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo quyền lợi tối đa mà vẫn tiết kiệm chi phí, không mất công đi lại.

Tư vấn pháp luật tại Luật Trần và Liên Danh có gì khác biệt với các công ty luật khác?

Khác với những công ly luật khác, khi bạn đến với Luật Trần và Liên Danh, bạn sẽ không cần phải thực hiện bất cứ thủ tục quy trình đăng ký tư vấn nào với tiếp tân. Ví thử sau khi bạn gọi vào Tổng đài 0969 078 234, bạn sẽ được gặp trực tiếp chuyên viên tư vấn giải đáp mọi vấn đề pháp lý cho bạn một cách tường minh nhất.

Đây có thể coi là một trong những đặc điểm riêng biệt của Luật Trần và Liên Danh với những công ty, văn phòng luật khác.

Ngoài ra, mọi vấn đề bạn trao đổi với Luật sư, chuyên gia tư vấn đều sẽ được bảo mật tuyệt đối. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu của Luật Trần và Liên Danh trong hoạt động tư vấn, cũng là tiêu chí hành nghề luật của chúng tôi. Trừ trường hợp, khách hàng có yêu cầu, phản ánh về chất lượng cuộc gọi tư vấn, hội đồng quản lý của chúng tôi sẽ xem xét lại cuộc tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Vì vậy, đừng ngần ngại nếu bạn đang có nhu cầu cần Luật sư, chuyên gia pháp luật hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 0969 078 234.

Trải qua nhiều năm hỗ trợ khách hàng trong khắp cả nước, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đã và đang là người bạn tâm giao luôn sẵn sàng dành tất cả sự

cố gắng và tri thức Chúng tôi có để tư vấn pháp lý cho bà con Đồng bào khắp mọi nẻo đường Tổ quốc.

Với sự tư vấn nhiệt tình của các Luật sư, các Chuyên gia pháp lý của các trường Đại học, các Chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản. Đây là lý do vì sao Luật Trần và Liên Danh đã âm thầm đứng sau giúp đỡ cho hàng triệu người dân dễ dàng tiếp cận, có hướng đi phù hợp với các vấn đề pháp lý mà họ vướng phải.

Với phương châm “Luật sư của mọi nhà”, Tổng đài tư vấn 0969 078 234 nói riêng và Luật Trần và Liên Danh nói chung luôn cố gắng trở thành một cầu nối tin cậy giữa người dân và pháp luật nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về đơn từ chối quyền thừa kế bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những thủ tục pháp lý chất lượng hàng đầu tại Hà Nội!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139