Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Đối với người làm công tác, nhiệm vụ trong ngành quân đội, hành vi đào ngũ được xem là hành vi cấm. Người đào ngũ còn có thể bị truy cứu TNHS. Vậy đào ngũ là gì? điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ? Hiện nay trong thời bình, người đào ngũ bị xử lý như thế nào?

Đào ngũ được hiểu như thế nào? Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Trong thời bình, Đào ngũ được hiểu là rời bỏ đơn vị hoặc không trở lại đơn vị nơi đang đóng quân nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ.

Trong thời chiến, Đào ngũ được xem là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ bắt buộc, người đào ngũ đã bị kỷ luật về hành vi này mà còn tái phạm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự theo điều 402, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hiện đang có hiệu lực.

Như vậy, về tổng quan đào ngũ được hiểu là hành vi của quân nhân, binh sĩ rời bỏ hàng ngũ trong quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời chiến hoặc thời bình.

Khái niệm tội đào ngũ, Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến, làm suy yếu kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, đào ngũ được hiểu là hành vi của quân nhân rồi bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ.

Đào ngũ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ trách nhiệm phục vụ quân đội của quân nhân. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, tội đào ngũ được quy định trong Sắc luật số 163 năm 1946 và được bổ sung bởi Sắc luật số 264 năm 1948. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999, tội này đều được quy định trong chương các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội này được quy định cụ thể hơn để phân biệt với hành vi đào ngũ chưa phải là tội phạm. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, tội đào ngũ có các dấu hiệu sau:

1) Chủ thể phải là người đang trong hàng ngũ quân đội (quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong hiến đấu, phục vụ chiến đấu),

2) Chủ thể đã có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội (hành động đi khỏi đơn vị hoặc hành động không trở về đơn vị);

3) Lỗi của chủ thể là cố ý và nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ của quân nhân;

4) Hành vi đào ngũ bị coi là tội phạm khi hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc trong trường hợp chủ thể đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc hành vi xảy ra trong thời chiến.

Hình phạt được quy định cho tội này có mức cao nhất là 12 năm tù.

Đào ngũ chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp;

– Hạ sỹ quan, binh sỹ.

Quy định chi tiết Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Luật sư hình sự tư vấn Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ như sau:

Điều 402. Tội đào ngũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Khách thể của tội phạm – Điều 402 Bộ luật hình sự 

Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định:

Điều 4. Nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Tội đào ngũ trực tiếp xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự, chế độ phục vụ của sỹ quan trong Quân đội, làm giảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Như vậy, khách thể của tội phạm là chế độ nghĩa vụ quân sự, chế độ phục vụ của sỹ quan trong Quân đội; sức mạnh chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ
Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Mặt khách quan của tội phạm – Điều 402 Bộ luật hình sự 

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội đào ngũ được thể hiện ở hành vi rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép (hành động) hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ (không hành động).

Tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác, hoặc nơi điều trị, điều dưỡng không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền.

Không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là trường hợp không đến đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng,… với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Những hành vi trên sẽ bị xử lý hình sự ngay nếu đó là trong thời chiến. Tuy nhiên nếu không trong thời chiến, như hiện tại đất nước ta đang trong thời bình, tội đào ngũ chỉ bị xử lý hình sự trong trường hợp những hành vi nêu trên đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Đã bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của Quân đội và chưa hết thời hạn được coi là không bị xử lý kỉ luật kể lại vi phạm tiếp. Trường hợp quyết định xử phạt của người có thẩm quyền không ghi rõ lý do thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh rõ lý do của quyết định kỷ luật đó và lập thành biên bản để làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi rời bỏ đơn vị đã gây hậu quả nghiêm trọng như: Gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của các quân nhân khác, làm cho đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu hoặc đào ngũ khi đang  thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác gây mất an toàn về tài sản, vũ khí, trang bị cho đơn vị. Trường hợp quân nhân rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự và trong thời gian đó phạm tội khác thì không bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng và không bị truy cứu về tội đào ngũ mà chỉ bị xử lý về hành vi phạm tội đã thực hiện.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội trong trường hợp thời điểm người phạm tội đào ngũ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỉ luật về hành vi đào ngũ trong thời bình. Do đó, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm quân nhân bỏ đơn vị hoặc từ lúc phải có mặt tại đơn vị đúng hạn mà không có mặt nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến và quân nhân thực hiện những hành vi nêu trên đã bị xử lý kỉ luật trong thời bình nhưng lại tiếp tục đào ngũ.

Ngược lại, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp thời điểm đào ngũ là thời kì hòa bình, quân nhân chưa bị kỉ luật về hành vi đào ngũ nhưng lại gây ra hậu quả nghiểm trọng. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Chủ thể của tội phạm Điều 402 Bộ luật hình sự 

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm Điều 402 Bộ luật hình sự 

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội thường là do hèn nhát, tham sống sợ chết, cầu an… Trong tội đào ngũ, mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Mức hình phạt tại Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Điều 402 quy định 03 Khung hình phạt đối với người phạm tội đào ngũ như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 402 Bộ Luật hình sự: Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 402 Bộ Luật hình sự:  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  • Lôi kéo người khác phạm tội;
  • Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 402 Bộ Luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  • Trong chiến đấu;
  • Trong khu vực có chiến sự;
  • Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
  • Trong tình trạng khẩn cấp;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tình tiết giảm nhẹ của Điều 402 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ

Bên cạnh định khung hình phạt của tội danh, khi xét xử vụ án Hình sự, Thẩm phán sẽ xem xét tới những căn cứ làm giảm hình phạt cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Đó là dựa trên chính sách khoan hồng và nhân đạo của nhà nước và Luật pháp.

Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, các tình tiết giảm nhẹ luật định được quy định tại điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

Phạm tội do lạc hậu;

Người phạm tội là phụ nữ có thai;

Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

Người phạm tội tự thú;

Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 402 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139