Thẩm định giá nhà nước

thẩm định giá nhà nước

Nhà nước trong một số trường hợp cũng tham gia vào việc thẩm định giá. Bài viết dưới đây là những quy định về hoạt động thẩm định giá nhà nước theo Luật giá 2012.

Khái niệm thẩm định giá

Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Giá 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

“15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”

Phạm vi hoạt động thẩm định giá nhà nước

Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 44 Luật giá 2012. Bao gồm:

Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;

Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;

Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phương thức hoạt động thẩm định giá nhà nước

Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước được tiến hành bởi Hội đồng thẩm định giá.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp quy định trên. Hội đồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo quy định tại Điều 45 Luật giá 2012, Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm định giá.

Hội đồng thẩm định giá tài sản sẽ chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi Hội đồng thẩm định giá chấm dứt hoạt động sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng chủ trì xử lý.

Phương thức hoạt động thẩm định giá của nhà nước

Theo Điều 45 Luật Giá 2012 quy định phương thức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước như sau:

Điều 45. Phương thức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 44 của Luật này. Hội đồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm định giá.”

Theo đó, hoạt động thẩm định giá của Nhà nước được tiến hành bởi Hội đồng thẩm định giá.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp quy định trên. Hội đồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo quy định tại Điều 45 Luật giá 2012, Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm định giá.

Hội đồng thẩm định giá tài sản sẽ chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi Hội đồng thẩm định giá chấm dứt hoạt động sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng chủ trì xử lý.

Chi phí thẩm định giá tài sản nhà nước, thẩm định giá cnhà nước

Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của Nhà nước được trang trải bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định giá hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản của Nhà nước.

Riêng đối với trường hợp thẩm định giá khi mua sắm, bán, thanh lý tài sản nhà nước thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan Nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nội dung chi và mức chi phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước:

+ Chi công tác phí trong nước và nước ngoài (nếu có), chi tổ chức các cuộc hội nghị thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Chi làm việc ban đêm, làm thêm ngoài giờ có liên quan đến thẩm định giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật;

+ Chi thuê tổ chức giám định thực hiện việc giám định tình trạng kinh tế – kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản, thuê thẩm định giá tài sản (nếu có) theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng;

+ Chi mua thông tin, dịch tài liệu, mua văn phòng phẩm, chi xăng xe, thuê phương tiện phục vụ công tác thẩm định giá tài sản theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành;

+ Đối với những khoản chi liên quan đến hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thực hiện thẩm định giá xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định giá lập dự toán ngân sách phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, được lập bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

Việc chi thanh toán kinh phí phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

"<yoastmark

Hướng dẫn hoạt động thẩm định giá của các cơ quan Nhà nước

Để các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện theo quy định về nội dung thẩm định giá của nhà nước tại Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Sở Tài chính vừa hướng dẫn các cơ quan, đơn vịmột số nội dung về Hội đồng thẩm định giá.

Cụ thể, về thẩm quyền, Hội đồng thẩm định giá tài sản của Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh do Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập.

Về thành phầnHội đồng thẩm định giá tài sản của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh do lãnh đạo Sở, ban, ngành cấp tỉnh làm Chủ tịch, thành phần hội đồng được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính Phủ. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất một thành viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá.

Hội đồng thẩm định giá có quyền yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản; Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế – kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá; đồng thời từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính Phủ; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá tài sản; Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá tài sản.

Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có quyền tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản; Đưa ra nhận định, đánh giá của mình trong quá trình thẩm định giá; Biểu quyết, để xác định giá của tài sản; trường hợp có ý kiến khác thì có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi vào biên bản họp Hội đồng; Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thành viên của Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận định, đánh giá của mình; Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục thẩm định tài sản được quy định tại Mục 4, từ Điều 23 đến Điều 32 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và  Điều 11, Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính.

Gỡ về cơ chế để hoạt động thẩm định qua giá cả của cơ quan nhà nước thuận lợi hơn

Những bất cập nêu trên sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi).

Theo đó, quy định về thẩm định giá được xây dựng trên cơ sở bổ sung các quy định để rõ hơn về phạm vi áp dụng; đồng thời, củng cố cơ chế triển khai thẩm định giá theo phương thức hội đồng nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Cụ thể, về phạm vi thẩm định giá, tại dự thảo luật quy định các trường hợp phải thẩm định giá nhà nước nhằm kiện toàn hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về giá hiện nay, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm hiệu quả.

Về phương thức thực hiện, tại dự thảo luật thống nhất phương thức thực hiện hội đồng nhằm tăng cường tính pháp lý cho việc triển khai cũng như kết quả thẩm định giá của nhà nước.

Trên cơ sở đó, đã quy định rõ về kết quả thẩm định giá nhà nước được sử dụng là một trong những căn cứ để tổ chức, cá nhân quyết định về giá tài sản để phục vụ việc quản lý, sử dụng tài sản; các hoạt động bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua, đi thuê theo quy định của pháp luật.

Kết quả thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng tài sản, số lượng tài sản tại văn bản yêu cầu thẩm định giá.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá nhà nước của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139