Điều 123 BLHS năm 2015 – Tội giết người

dieu123blhs

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật tại Điều 123 BLHS năm 2015 Điều luật chỉ quy định giết người mà không quy định cố ý giết người, vì từ “giết” đã bao hàm cả sự cố ý. Do đó, nếu có trường hợp nào tước đoạt tính mạng người khác không phải do cố ý thì không phải là giết người.

Tội giết người được quy định thế nào trong Điều 123 BLHS năm 2015?

“ Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi; 

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; 

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

 Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 

Tình tiết giết nhiều quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 được thay bằng tình tiết giết từ 02 người trở lên. Điều này không nhau vì trước đây đã có văn bản hướng dẫn về trường hợp giết nhiều người là giết từ 02 người trở lên rồi. Quy định là thể hiện cụ thể hơn.

Tình tiết giết trẻ em được thay bằng giết người dưới 16 tuổi. Cũng giống như trên, tình tiết này chỉ để lồng ghép những nội dung được hướng dẫn trước đây. Các tình tiết khác không có gì thay đổi. 

Về bổ sung trường hợp chuẩn bị phạm tội, trước đây BLHS quy định người chuẩn bị phạm đối với khung hình phạt có hình phạt tối đa là chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù thì nay đã thay bằng quy định mới cụ thể hơn là từ 1-5 năm tù.

Quy định này là hợp lý bởi lẽ người chuẩn bị phạm tội chưa gây hậu quả, thiệt hại gì, mặc dù ý thức của họ là đã có ý định phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng hình phạt 20 năm tù đối với những người này là quá năng.

Phân tích cấu thành tội phạm đối với Tội giết người

dieu-123-blhs-nam-2015-quy-dinh-toi-giet-nguoi
Điều 123 BLHS năm 2015 quy định tội giết người

i

 Điều luật cũng không miêu tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử chúng ta có thể xác định các dấu hiệu của tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015như sau:

Về phía người phạm tội 

a) Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm cả hành động và không hành động. 

Trường hợp hành động thường được biểu hiện như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bóp cổ, treo cổ, trói ném xuống vực, xuống sông, chôn sống v.v…

Trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ví dụ: Một Y tá cố tình không cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ để người bệnh chết mặc dù người Y tá này phải có nghĩa vụ cho người bệnh uống thuốc.

b) Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác phải là hành vi trái pháp luật, tức là luật cấm mà cứ làm, luật bắt làm mà không làm. luat su hinh su

Như vậy, sẽ có trường hợp tước đoạt tính mạng người khác được pháp luật cho phép như: hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của nhà chức trách. Ví dụ: người cảnh sát thi hành bản án tử hình đối với người phạm tội. luat su bao chua

Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thực tiễn xét xử không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người. Vì vậy, khi xác định mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi và hậu quả phải xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả với những đặc điểm sau:

– Hành vi là nguyên nhân gây ra chết người phải là hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Ví dụ: sau khi bị bắn, nạn nhân chết. Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi nào xảy ra trước hậu quả chết người đều là nguyên nhân mà chỉ những hành vi có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả thì mới là nguyên nhân. Mối quan hệ nội tại tất yếu đó thể hiện ở chỗ: khi cái chết của nạn nhân có cơ sở ngay trong hành vi cả người phạm tội ;

hành vi của người phạm tội  đã mang trong nó mầm mống sinh ra hậu quả chết người; hành vi của người phạm tội  trong những điều kiện nhất định phải dẫn đến hậu quả chết người chứ không thể khác được. Ví dụ: một người dùng súng bắn vào đầu của người khác, tất yếu sẽ dẫn đến cái chết cho người này.

Nếu một hành vi đã mang trong đó mầm mống dẫn đến cái chết cho nạn nhân, nhưng hành vi đó lại được thực hiện trong hoàn cảnh không có những điều kiện cần thiết để hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả đó chưa xảy ra, thì người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Ví dụ: A có ý định bắn vào đầu B nhằm tước đoạt tính mạng của B, nhưng đạn không trúng đầu của B mà chỉ trúng tay nên B không chết.

– Hậu quả chết người có trường hợp không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân cùng gây ra, thì cần phải phân biệt nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân nào là thứ yếu. nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà nếu không có nó thì hậu quả không xuất hiện, nó quyết định những đặc trưng tất yếu chung của hậu quả ấy, còn nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời cá biệt không ổn định của hậu quả;

khi nó tác dụng vào kết quả thì chỉ có tính chất hạn chế và phục tùng nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ: có nhiều người cùng đánh một người, người bị đánh chết là do đòn tập thể, nhưng trong đó có hành vi của một người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết cho nạn nhân, còn hành vi của những người khác chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Dù là chủ yếu hay thứ yếu thì tất cả những người có hành vi đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, nhưng mức độ có khác nhau.

– Trong thực tế chúng ta còn thấy hậu quả chết người xảy ra có cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân  trực tiếp là nguyên nhân tự nó sinh ra kết quả, nó có tính chất quyết định rõ rệt đối với hậu quả, còn nguyên nhân gián tiếp là nguyên nhân chỉ góp phần gây ra hậu quả. Thông thường, hành vi là nguyên nhân trực tiếp mới phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả, còn đối với hành vi là nguyên nhân gián tiếp thì không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả.

Ví dụ: A cho B mượn súng để đi săn, nhưng B đã dùng súng đó để bắn chết người. Tuy nhiên, trong vụ án có đồng phạm thì hành vi của tất cả những người đồng phạm là nguyên nhân trực tiếp.

– Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện. Điều kiện là những hiện tượng khách quan hoặc chủ quan, nó không trực tiếp gây ra hậu quả, nhưng nó đi với nguyên nhân trong không gian và thời gian, ảnh hưởng đến nguyên nhân và bảo đảm cho nguyên nhân có sự phát triển cần thiết để sinh ra hậu quả.

Nếu một người có hành vi không liên quan đến việc giết người và người đó không biết hành vi của mình đã tạo điều kiện cho người khác giết người, thì không phải chịu trách nhiệm về tội giết người. Ví dụ: A cho B đi nhờ xe Honda, nhưng A không biết B đi nhờ xe của mình để đuổi kịp C và giết C.

c) Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi được thực hiện do cố ý.

Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội  nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết.

Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người  được biểu hiện khác nhau:

– Dạng biểu hiện thứ nhất là trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội  thấy trước được hậu quả chết người tát yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh. Loại biểu hiện này rõ nét. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn  để che giấu tội phạm v.v… còn gọi là cố ý có dự mưu. T

uy nhiên, cũng có trường hợp trước khi hành động, người phạm tội  không có thời gian chuẩn bị nhưng họ vẫn thấy trước được hậu quả tất yếu xảy ra và cũng mong muốn cho hậu quả phát sinh. Ví dụ: A và B cãi nhau, sẵn có dao trong tay (vì A đang thái thịt lợn) A dùng dao chém liên tiếp nhiều nhát vào đầu B làm B chết ngay tại chỗ. Trường hợp này gọi là cố ý đột xuất.

– Dạng biểu hiện thứ hai là trước khi có hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội  chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn nhất định xảy ra vì người phạm tội  chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậu quả chết người. Bản thân người phạm tội  cũng rất mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra.

Ví dụ: A gài lựu đạn nhằm giết B vì A đã theo dõi hàng ngày B thường đi qua đoạn đường này, nhưng A không tin vào khả năng gây nổ của lựu đạn hoặc chưa chắc B nhất định đi qua và có đi qua chưa chắc B đã vấp phải lưu đạn do A gài.

– Dạng biểu hiện thứ ba là trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội  cũng chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: A mắc điện trần vào cửa chuồng gà với ý thức để kẻ nào vào trộm gà sẽ bị điện giật chết, nhưng lại làm chết người nhà của A vào chuồng gà nhặt trứng gà đẻ.

Người phạm tội giết người đều có chung một mục đích là tước đoạt tính mạng con người, nhưng động cơ thì khác nhau. Động cơ không phải là yếu tố định tội giết người, nhưng trong một số trường hợp nó là yếu tố định khung hình phạt.

Những dấu hiệu khác như: thời gian. địa điểm, hoàn cảnh v.v… chỉ có ý nghĩa xác định mức độ nguy hiểm đối với hành vi giết người, chứ không có ý nghĩa định tội.

Chủ thể của tội giết người quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 là bất kỳ, nhưng phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người đủ 14 tuổi trở lên, vì tội giết người là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Về phía nạn nhân tại Điều 123 BLHS năm 2015

Người bị giết, phải là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người. Nếu một người đã chết, thì mọi hành vi xâm phạm đến xác chết đó không phải là hành vi giết người, nhưng giết một người sắp chết vẫn là giết người.

Giết một đứa trẻ mới ra đời cũng là giết người, nhưng phá thai, dù cái thai đó ở tháng thứ mấy cũng không gọi là giết người, vì vậy giết một phụ nữ đang có thai không phải là giết nhiều người.

Trường hợp người phạm tội  tưởng nhầm xác chết là người đang còn sống mà có những hành vi như bắn, đâm, chém… với ý thức giết thì vẫn phạm tội giết người. Khoa học luật hình gọi là sai lầm về đối tượng.

Trên đây là các quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139