Nếu bạn đang lo lắng về việc chưa làm CCCD gắn chip và bạn cũng không biết làm ra sao, chờ có lâu không, khi nào đi làm được,… Sau đây, mình sẽ hướng dẫn cách đăng ký làm CCCD online trên điện thoại hay máy tính cực kỳ nhanh chóng và đơn giản giúp cho bạn chủ động hơn thời gian của mình. Dưới đây là dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
Khi nào có thể sử dụng dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà?
Trước khi tìm hiểu về dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu xem khi nào có thể sử dụng dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà quý vị nhé!
Điều 23 Luật Căn Cước Công Dân 2014 (Luật CCCD) quy định Thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây :
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, đặc điểm nhận dạng:
– Xác định lại giới tính, quê quán
– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD
– Khi công dân có yêu cầu
Ngoài ra, Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây :
– Bị mất thẻ CCCD
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc Tịch Việt Nam
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà
Không chỉ mang lại lợi ích về thời gian, dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà của Luật Trần và Liên Danh còn đem lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời thay vì phải trực tiếp đi làm các thủ tục hành chính:
– Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, không mất công chờ đợi
– Rất thích hợp cho những người bận rộn, thường xuyên đi công tác
– Thời gian làm thẻ nhanh chóng, bàn giao đúng hẹn
– Miễn phí giao nhận hồ sơ tận nhà
– Giá dịch vụ cạnh tranh, không phát sinh bất kỳ chi phí nào
– Tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp
Chi phí dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà
Tất cả chi phí làm thẻ căn cước công dân gắn chip năm 2022 đều được Nhà nước quy định cụ thể cho từng trường hợp. Vì vậy, bạn đọc cần sáng suốt khi nhận báo giá dịch vụ làm loại giấy tờ này để tránh trường hợp “hớ”. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức thu lệ phí chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD là 15.000 đồng/ thẻ CCCD; đổi thẻ CCCD là 25.000 đồng/ thẻ CCCD; cấp lại thẻ CCCD là 35.000 đồng/thẻ CCCD. Lưu ý, từ ngày 01/07/2022, mức thu lệ phí làm CCCD sẽ tăng 50%.
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp; đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mặt khác tại Khoản 2, Điều 4; Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số; CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Trong thời gian làm bạn hoàn toàn có thể tra cứu CCCD gắn chip làm xong chưa.
Các trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước
Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp dụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm:
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo.
Thời hạn xin cấp thẻ căn cước công dân:
Tóm tắt câu hỏi:
Đi đăng kí đổi chứng minh nhân dân ngay 15/8 hẹn ngày 12/9 đến lấy, nhưng khi đến lấy công an lại tiếp tục hẹn đến cuối năm mới có. Sao khi xin cấp thẻ căn cước công dân mà phải đợi đến 4 tháng mà còn chưa biết có thể được không nữa?
Luật sư tư vấn:
Theo bạn trình bày thì được hiểu bạn xin cấp đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân theo Điều 23 Luật căn cước công dân 2014.
Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân được thực hiện từ Điều 4 đến Điều 12 theo Thông tư 11/2016/TT-BCA như sau:
– Bước 1: Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận hồ sơ của công dân, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
– Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu thập thông tin theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA.
– Bước 3: Hồ sơ đề nghị cấp, đổi cần tra cứu tàng tư căn cước công dân:
+ Tại công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Tại Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
+ Tại Trung tâm căn cước công dân quốc gia: Giám đốc Trung tâm căn cước công dân quốc gia chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.
– Bước 4: Xử lý, duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân
– Bước 5: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Bước 6: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia
– Bước 7: Phê duyệt cấp, đổi, cấp lại và in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân
– Bước 8: Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2016/TT-BCA thì thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:
– Công an cấp huyện hoàn thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn như sau:
+ Đối với thành phố, thị xã thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
+ Đối với các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
+ Đối với các khu vực còn lại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
– Tại Công an cấp tỉnh:
+ Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp huyện chuyển lên thì ngay trong ngày đối với trường hợp cấp, đổi và 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Công an cấp tỉnh phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.
+ Đối với hồ sơ do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.
– Tại Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư:
+ Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp tỉnh chuyển lên thì trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân.
+ Đối với hồ sơ do Trung tâm căn cước công dân quốc gia tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân phải được chuyển phát về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, bạn có thể đối chiếu trường hợp của mình để biết thời hạn cấp, đổi thẻ căn cước công dân là bao nhiêu ngày. Trường hợp quá thời gian quy định thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan công an cấp huyện để yêu cầu họ giải trình lý do trường hợp của bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ làm căn cước công dân tại nhà Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.