Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sau khi thành lập công ty để mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần mở rộng quy mô hoạt động của mình để xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới trong và ngoài nước? Vậy thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty như thế nào? Hồ sơ pháp lý gồm những gì? Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh ra sao? Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty.
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn
Bên cạnh thắc mắc về địa điểm kinh doanh là gì thì hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cũng được nhiều độc giả quan tâm.
Tính từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
– Tên địa điểm kinh doanh: Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn
Tên địa điểm kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày 04/01/201 về đăng ký doanh nghiệp thì đặt tên địa điểm kinh doanh căn cứ các yếu tố:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Địa chỉ địa điểm kinh doanh:
Địa chỉ địa điểm kinh doanh
Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
01 bản CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Lưu ý: Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Thời gian hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn
Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định các nội dung thông tin trước khi thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Tên địa điểm kinh doanh
Địa chỉ địa điểm kinh doanh
Số điện thoại
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai: Giám đốc công ty, và các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
Mã số doanh nghiệp;
Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
Tên địa điểm kinh doanh:
Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư để ở.
Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi soạn hồ sơ đầy đủ bước tiếp theo sẽ là nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận kết quả đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Bước 5: Các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
Kê khai đóng lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh.
Lý do thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn tại Luật Trần và Liên danh
Khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh. Thì quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên danh để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất. Về thời gian để có thể đăng ký lập địa điểm kinh doanh doanh nghiệp, Luật Trần và Liên danh luôn tiến hành nhanh nhất cho quý doanh nghiệp.
Hơn nữa, chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp nên hồ sơ được soạn chính xác tuyệt đối nên khả năng để quý khách hàng đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là rất cao, qua đó giúp tiết kiệm công sức và thời gian đăng ký.
Các vướng mắc khi thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn?
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty cần những giấy tờ gì?
Trả lời: Khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty cần giấy tờ tùy thân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh: CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu đồng thời với đó là cung cấp những thông tin như: Tên địa điểm kinh doanh; Địa chỉ địa điểm kinh doanh; Ngành nghề kinh doanh; Số điện thoại, email.
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty nộp hồ sơ tại đâu?
Trả lời: Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty thực hiện tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi địa điểm kinh doanh dự kiến đặt.
Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có phải chọn địa chỉ trước khi đăng ký không và trên cơ quan nhà nước có xuống kiểm tra cơ sở địa điểm kinh doanh của chúng tôi rồi mới được cấp không?
Trả lời: Khi Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty thì quý công ty cần thực hiện thao tác lựa chọn địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh để kê khai vào trong hồ sơ và cam kết chịu trách nhiệm về quyền sử dụng hợp pháp của địa điểm đó trước cơ quan nhà nước.
Trong khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty thì cơ quan nhà nước thường không xuống kiểm tra mà quý công ty phải cam kết và chịu trách nhiệm về quyền sử dụng hợp pháp của địa điểm kinh doanh như đã phân tích ở trên.
Câu hỏi: Công ty đã có chi nhánh rồi thì công ty có tiếp tục được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố đó không?
Trả lời: Công ty bạn hoàn toàn có thể thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty được vì luật không cấm.
Câu hỏi: Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty mà công ty mẹ có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì địa điểm kinh doanh có cần phải thay đổi theo không?
Trả lời: Sau khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty mà công ty mẹ có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì địa điểm kinh doanh nếu thấy cần thiết địa điểm kinh doanh cần thực hiện việc đăng ký và bổ sung ngành nghề đó còn trong trường hợp thấy địa điểm kinh doanh lại không hoạt động lĩnh vực ngành nghề đó thì không cần phải đăng ký bổ sung ngành nghề đó.
Câu hỏi: Khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có thể để người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ trùng với người đứng đầu địa điểm kinh doanh được không?
Trả lời: Khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty thì bắt buộc phải có một người đứng đầu địa điểm kinh doanh và người này thì có thể trùng với người đại diện theo pháp luật hoặc cung có thể là người khác với người đại diện theo pháp luật của công ty
Câu hỏi: Có thể thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty ở nhiều tỉnh được không?
Trả lời: Việc thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty hiện nay có thể được lập ở cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ và luật cũng không cấm việc thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty ở một nơi hay nhiều nơi nên quý vị có thể thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty ở một nơi hoặc cũng có thể thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty ở nhiều nơi.
Trên đây là bài viết về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bắc Kạn của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.