Thuế gtgt tiền điện

thuế gtgt tiền điện

Hiểu biết cách tính thuế giá trị gia tăng sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và chủ động hơn trong việc sắp xếp tài chính cũng như việc nộp thuế và nhận hoàn thuế, tuy nhiên nhiều người chưa biết sử dụng điện nước có phải đóng thuế giá trị gia tăng không? Cách tính thuế gtgt tiền điện như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh.

Người dân sử dụng điện có phải đóng thuế giá trị gia tăng không? 

Căn cứ Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

“Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Vậy bạn là người tiêu dùng thì bạn cũng phải chịu loại thuế này. 

Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định áp dụng thuế suất 10% như sau:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. 

Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.”

Công ty cung cấp điện cho bạn sẽ tính luôn thuế giá trị gia tăng 10% khi xuất hóa đơn thu tiền điện. Khi bạn đi nộp tiền điện trong đó đã gồm thuế giá trị gia tăng. 

Đặc điểm thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:

Là loại thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn:  Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế:  Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.

Cách tính thuế giá trị gia tăng tiền điện

Giá tính thuế đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Giá tính thuế VAT để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế VAT;

Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề;

Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.

Cách tính thuế giá trị gia tăng tiền điện. Thuế giá trị gia tăng tiền điện được tính theo phương pháp khấu trừ.

Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Cách tính số thuế VAT phải nộp:

Số thuế phải nộp

=

Số thuế Giá trị gia tăng đầu ra

Số thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

Số thuế giá trị gia tăng đầu vào: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Tiền điện có được giảm VAT theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP không?

Nghị định 15 quy định các mã ngành về việc sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện không thuộc đối tượng không được giảm thuế VAT. Vì thế, người tiêu dùng sử dụng điện được giảm thuế giá trị gia tăng hóa đơn điện xuống còn 8% từ tháng 02/2022.

thuế gtgt tiền điện
thuế gtgt tiền điện

Như vậy, từ tháng 02/2022, tiền điện phải trả hàng tháng của người dân giảm nhẹ do được điều chỉnh mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Tiền điện, nước, xăng dầu có được giảm VAT theo Nghị định 15 không?

Tiền điện có được giảm thuế VAT còn 8% không?

Theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Do bạn là người sử dụng điện nên bạn cũng phải chịu loại thuế này. 

Ngoài ra, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định áp dụng thuế suất 10% như sau:

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Đối chiếu với Điều 4, 9, 10 thì tiêu thụ điện được áp mức thuế giá trị gia tăng 10%.

Thông tư này cũng quy định, các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

Đối chiếu với Nghị định 15 thì các mã ngành này không thuộc đối tượng không được giảm thuế VAT. Vì thế, người tiêu dùng sử dụng điện được giảm thuế giá trị gia tăng hóa đơn điện xuống còn 8% từ tháng 02/2022.

Như vậy, từ tháng 02/2022, tiền điện phải trả hàng tháng của người dân giảm nhẹ do được điều chỉnh mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Tiền nước có được giảm VAT không?

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

Nghị định 15 thì quy định, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II, III kèm the Nghị định 15.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, tiền nước chịu thuế GTGT 5% nên không được giảm theo Nghị định 15.

Xăng có được giảm thuế VAT không?

Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15, xăng các loại, xăng các loại thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng. Vì thế, người tiêu dùng mặt hàng xăng không được hưởng chính sách hỗ trợ này.

Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu

Dù là doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý hoặc theo từng lần phát sinh bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu thì đều phải chuẩn bị các tài liệu hồ sơ như Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT

Đối tượng khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là các doanh nghiệp có hoạt động mua, và bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Hồ sơ khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này là Tờ khai thuế giá trị gia tăng (theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là:

Tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC);

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì còn phải bổ sung thêm:

Bảng tổng hợp số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếu có) (theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) (theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) (theo mẫu số 01-7/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC).

Thời gian nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp chậm nhất là Ngày 20 của tháng sau. Đối với khai thuế hàng tháng theo quy định, Khai thuế theo Quý thì thời gian là Ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau, Khai thuế theo từng lần phát sinh thì thoi gian từ Ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế.

Nơi thực hiện: cơ quan thuế quản lý nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán độc lập thì tự thực hiện kê khai tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh và trong Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai thuế cho cơ sở sản xuất kinh doanh đó tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế gtgt tiền điện Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139