Hiện nay, cùng với sự giao lưu và hội nhập với thế giới, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam không còn quá xa lạ và khó khăn như ngày trước. Tuy nhiên, khi các cặp đôi chuẩn bị kết hôn không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Vậy khi người Việt Nam khi muốn thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần phải chuẩn bị những gì? Thực hiện các thủ tục gì và phải thực hiện với cơ quan nhà nước nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Trần và Liên Danh để hiểu và nắm rõ được những quy định về dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Hà Tĩnh có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài mà chỉ đưa ra cách giải thích về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau
Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được xác định dựa trên các đầu hiệu như chủ thể tham gia quan hệ ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thư hai sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình xảy ra ở nước ngoài, thứ ba là tài sản ở nước ngoài.
Với cách giải thích vẽ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo Luật HN&GĐ 2014 có thể thay quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài gồm các quan hệ sau. Quan hệ kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài, quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài, quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoại và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có phạm vi rộng và nhiều nội dung. Hiện nay việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phổ biến, việc xác lập hôn nhân có yếu nước ngoài thưởng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Đây là trường hợp xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quốc tịch của hai bên nam nữ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân. Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý ràng buộc giữa công dân với quốc gia, sử dụng quốc tịch là một yếu tố xác định quan hệ hôn nhân nước ngoài sẽ là một căn cứ bền vững và để xác định Luật quốc tịch năm 2008 được sửa đổi năm 2014 quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam Ngoài ra, Theo Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh, cư trú tại Việt Nam ” Theo các quy định trên thì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch.
Trong quan hệ kết hôn này một bên công dân là người Việt Nam một bên là người nước ngoài khi tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ theo quy định pháp luật nước minh về điều kiện kết hôn. Nếu việc kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Thứ hai, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam tại nước ngoài. theo pháp luật nước ngoài. Theo đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân đều là người mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên sự kiện pháp lý kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam lại xác lập ở nước ngoài.
Thứ ba, trường hợp hai bên kết hôn là hai người nước ngoài những thường trú tại Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp này dựa trên yếu tố quốc tịch thì hai bên tham gia quan hệ hôn nhân là công dân nước ngoài nhưng sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ hôn nhân lại xảy ra tại Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam đây được coi là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hai bên tham gia quan hệ hôn nhân cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước Việt Nam bên cạnh các thủ tục theo quy định tại nước người đó mang quốc tịch.
Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Hà Tĩnh
Căn cứ theo Điều 2, 3, 10, 21, 22, 23, 38 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài của bạn sẽ gồm 2 phần chính:
Giấy tờ phải xuất trình;
Giấy tờ phải nộp.
Giấy tờ phải xuất trình
Dành cho phía công dân Việt Nam:
Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Bản chính giấy tờ chứng minh nơi cư trú (sổ hộ khẩu) để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Dành cho phía người nước ngoài:
Bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú (trong trường hợp không có hộ chiếu).
Lưu ý:
Giấy tờ xuất trình là giấy tờ chỉ dùng khi xuất trình (không phải giấy tờ nộp).
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, chỉ xuất trình bản chính, ko xuất trình bản sao.
Giấy tờ phải nộp
Dành cho cả 2 bên nam, nữ:
Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu có sẵn với đầy đủ thông tin của cả hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai báo chung vào MỘT tờ khai đăng ký kết hôn.
Giấy xác nhận của bệnh viên hay cơ quan y tế (trong nước hoặc nước ngoài) có thẩm quyền để chứng minh các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức.
Dành cho phía công dân Việt Nam:
Bản chính của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp.
Dành cho phía người nước ngoài:
Bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
Bản chính của giấy tờ hợp pháp xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của người nước ngoài, còn giá trị sử dụng, xác nhận rằng hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; hoặc có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Lưu ý:
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt (dịch thuật công chứng) và phải được được công chứng hợp pháp hóa lãnh sự.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu bạn nộp thêm bất kỳ giấy tờ gì mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Giấy tờ khác
Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:
Nộp bản sao Trích lục hộ tịch (trích lục ghi chú ly hôn) nếu bạn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc đã từng hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Tiến hành nộp bản sao văn bản xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành mà công dân Việt Nam đang là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Trình tự chi tiết thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam tại Hà Tĩnh
Theo quy định tại Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 31 và Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:
Bước 1: Sau khi hai bên đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan thì một trong hai bên nam/nữ có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Phòng Tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam để đăng ký kết hôn.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bạn sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ với nội dung ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn bạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Hướng dẫn hoàn thiện và bổ túc hồ sơ phải được ghi rõ thành văn bản, trong đó nêu rõ ràng, đầy đủ các loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện.
Bước 3: Kể từ ngày Phòng tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 15 ngày sau đó:
Nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc kết hôn không tuân thủ luật pháp hoặc Sở Tư pháp xét thấy có vấn đề cần làm rõ thì Sở Tư pháp sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ.
Nếu đủ điều kiện kết hôn thì phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cấp và ký vào 2 bản chính của Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận kết hôn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký, Phòng Tư pháp sẽ tiến hành tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được trao với số lượng 2 bản chính, nam giữ 1 bản và nữ giữ 1 một bản.
Do đó cả 2 bên vợ và chồng phải đồng thời cùng có mặt đầy đủ tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân để tiếp nhận Giấy đăng ký kết hôn.
Cán bộ hộ tịch sẽ hướng dẫn các bên nam, nữ kiểm tra nội dung của Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.
Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chính thức được tính từ ngày giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được ghi vào sổ và trao cho các bên.
Trong trường hợp mà ít nhất một trong hai bên nam/nữ vắng mặt và không thể có mặt đủ 2 người để nhận Giấy chứng nhận kết hôn:
Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn TỐI ĐA lên tới 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn với điều kiện hai bên nam/nữ phải nộp văn bản yêu cầu gia hạn.
Nếu vượt quá thời hạn 60 ngày mà hai bên nam, nữ không thể đồng thời có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.
Nếu muốn được cấp lại được Giấy đăng ký kết hôn thì sau đó hai bên nam/nữ phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn lại từ đầu.
Đăng ký kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Tĩnh ở đâu?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Theo quy định trên, người Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại Việt Nam phải đến UBND cấp huyện nơi mình cư trú dể làm thủ tục đăng ký.
Câu hỏi liên quan đến kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Tĩnh
Phí đăng ký kết hôn bao nhiêu?
Hiện nay, việc đăng ký kết hôn sẽ không tính phí.
Thời hạn đăng ký kết hôn trong bao lâu?
Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.
Dịch vụ kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Tĩnh của Luật Trần và Liên Danh
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn cung cấp Dịch vụ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Tĩnh, có thể tham khảo bài viết này của Luật Trần và Liên Danh. Đây là cơ sở hỗ trợ Dịch vụ kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Giang được khách hàng đánh giá cao. Chúng tôi có rất nhiều thế mạnh trong lĩnh vực này:
Sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn pháp lý tận tình, am hiểu lĩnh vực luật pháp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ công dân giải quyết các thủ tục pháp lý nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó chúng tôi còn tư vấn các vấn đề liên quan đến Dịch vụ kết hôn cho người nước ngoài tại Hà Tĩnh phù hợp với khách hàng.
Chúng tôi tin chắc rằng Qúy khách sẽ rất hài lòng về dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Hà Tĩnh mà Luật Trần và Liên Danh đưa ra. Kết hôn là một trong những chuyện hệ trọng trong mỗi con người vì vậy để giúp Qúy khách sớm hoàn thành việc kết hôn của mình và sống hạnh phúc bên nhau dài lâu, Luật Trần và Liên Danh luôn muốn góp 1 phần công sức và lời chúc phúc đến Qúy khách.