Công ty thực phẩm

công ty thực phẩm

Sản xuất và chế biến thực phẩm là ngành nghề đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Do đó để có thể hoạt động kinh doanh với ngành nghề này thì cần phải thành lập công ty chuyên sản xuất và chế biến thực phẩm. Dưới đây là thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm.

Thế nào là công ty sản xuất, chế biến thực phẩm?

Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm hiện nay là ngành nghề hoạt động dưới hình thức xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thuỷ – hải sản thành dạng thực phẩm và đồ uống để phục vụ cho hoạt động, nhu cầu của con người và động vật.

Theo đó, ngành sản xuất, chế biến thực phẩm được phân chia thành các phân ngành nhỏ sau:

– Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm làm từ thuỷ sản- mã ngành 1020;

– Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm làm từ thịt- mã ngành 1010;

– Chế biến và bảo quản rau, củ, quả- mã ngành- mã ngành 10309;

– Chế biến sữa và các sản phẩm làm từ sữa- mã ngành 1050;

– Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật- mã ngành 1040;

– Sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản- mã ngành 1080;

– Xay xát và sản xuất bột- mã ngành 1071;

– Sản xuất các thực phẩm khác.

Điều kiện thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam:

Để có thể thành lập và duy trì hoạt động của công ty sản xuất, chế biến thực phẩm thì cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP);

– Nếu kinh doanh sản phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận phù hợp theo quy định về an toàn thực phảm;

– Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự bảo đảm cho hoạt động chế biến và sản xuất của công ty.

Để có thể đáp ứng được đầy đủ giấy tờ, điều kiện nêu trên thì công ty phải tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm:

Để thành lập công ty sản xuất và chế biến thực phẩm thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm;

– Dự thảo điều lệ Công ty sản xuất, chế biến thực phẩm;

– Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có Danh sách thành viên; đối với Công ty cổ phần thì phải có Danh sách cổ đông sáng lập;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ tuỳ thân của cá nhân, chứng thực đối với tổ chức như:

+ Đối với cá nhân: mang theo Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.

Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết:

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người đại diện công ty sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đặt trụ sở kinh doanh.

Theo đó, người nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Giải quyết hồ sơ thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm:

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng tính hợp pháp của giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hồ sơ, bảo đảm tính hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ đã bảo đảm tính hợp lệ thì cán bộ của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp.

Theo đó, thời hạn giải quyết, xử lý yêu cầu là 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Tiếp đó sẽ tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp. 

Làm thủ tục sau khi đăng ký thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm:

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế thực hiện theo mẫu 06/GTGT;

– Mở tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản, thông tin tài khoản ngân hàng đó với Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty;

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử; 

– Liên hệ cơ quan thuế phụ trách để tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài; 

– In và đặt in hóa đơn;

–  Thực hiện góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký doanh nghiệp thì công ty sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn chưa được phép hoạt động ngay hoạt động kinh doanh này mà phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh  thực phẩm được quy định như sau:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.

Như vậy, công ty hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm sau khi đăng ký thành lập công ty phải chuẩn bị hồ sơ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được ban hành kèm theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty, bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng và khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối sản phẩm;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của công ty sản xuất, chế biến;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở kinh doanh sản xuất, chế biến và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột của người trực tiếp sản xuất thực phẩm nếu ở những vùng có dịch bệnh tiêu chảy lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người đại diện sẽ nộp hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cấp phép. Đối với việc cấp phép này thì tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng công ty thì nơi nộp hồ sơ sẽ khác nhau. Đối với những lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột thì sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Hoặc một số lĩnh vực khác sẽ nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu ý, Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong thời hạn sử dụng 03 năm kể từ ngày cấp và trước 06 tháng khi Giấy chứng nhận hết hạn thì công ty phải thực hiện thủ tục xin cấp lại.

Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên thì công ty sản xuất, chế biến thực phẩm có thể tiến hành hoạt động theo nội dung được đăng ký.

công ty thực phẩm
công ty thực phẩm

Một số mã ngành nghề lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm doanh nghiệp có thể lựa chọn

STT

Tên ngành

Mã ngành

1.

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1010

2.

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

1020

3.

Chế biến và bảo quản rau quả

1030

4.

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

1040

5.

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

1050

6.

Xay xát và sản xuất bột thô

1061

7.

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1062

8.

Sản xuất các loại bánh từ bột

1071

9.

Sản xuất đường

1072

10.

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

1073

11.

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

1074

12.

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1075

13.

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

– Rang và lọc cà phê;

– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;

– Sản xuất các chất thay thế cà phê;

– Trộn chè và chất phụ gia;

– Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;

– Sản xuất súp và nước xuýt;

– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;

– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạc và mù tạc;

– Sản xuất giấm;

– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;

– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: bánh sandwich, bánh pizza. Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);

– Sản xuất men bia;

– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;

– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;

– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;

– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;

– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.

1079

14.

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

1080

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về công ty thực phẩm. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139