Tư vấn luật hôn nhân gia đình tại Luật Trần và Liên danh, luật sư tư vấn giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ gia đình như thủ tục ly hôn, kết hôn, nhận con nuôi với người trong và ngoài nước. tư vấn phân chia xác định tài sản chung riêng vợ chồng, tư vấn tranh chấp tài sản chung, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và các quy định pháp luật hôn nhân gia đình khác. khi bạn gặp các vướng mắc về luật hôn nhân gia đình cần tìm luật sư tư vấn online 24/24 hoặc sử dụng dịch vụ luật hôn hãy liên hệ ngay với công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh Luật Trần và Liên danh để nắm bắt chi tiết các dịch vụ.
Tư vấn của công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh về thời hạn, nội dung giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Về thời hạn: Thời hạn xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này thẩm phán sẽ thực hiện các công việc sau:
ly hôn nhanh
Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án, nếu xét thấy cần thiết;
Tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
ly hôn nhanh
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
ly hôn nhanh
♦ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
♦ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
♦ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
Theo quy định nêu trên, thời hạn xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là 01 tháng kể từ ngày thụ lý. Quy định là vậy nhưng thực tế giải quyết tại tòa án hiện nay, từ khi nộp đơn đến khi nhận được quyết định thường kéo dài từ 4, 5 tháng, thậm chí lâu hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống, công việc của các đương sự.
Ngay từ khâu nộp đơn, không hiếm trường hợp phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian để sửa đổi, bổ sung đơn từ, hồ sơ theo yêu cầu của bộ phận tiếp nhận; phần vì người dân không nắm rõ quy định nhưng trong đó có cả nguyên nhân do những yêu cầu sửa đổi, bổ sung vô lý, không hợp pháp. Không ít đương sự cảm thấy bực bội, ức chế khi vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng, kéo dài, đã xác định ly hôn, không thể đoàn tụ nhưng tòa án vẫn triệu tập hòa giải nhiều lần…
Chính vì vậy, hiện nay một số Văn phòng luật sư, Công ty luật cũng rất tích cực trong việc hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng các trường hợp thuận tình ly hôn, từ khâu soạn thảo, chuẩn bị, nộp hồ sơ cho đến việc đề nghị Tòa án thực hiện theo thủ tục rút gọn, thời gian giải quyết đã giảm đáng kể, chỉ khoảng 15 ngày.
Tuy nhiên, về lâu dài các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu để tối giản hóa thủ tục ly hôn khi các bên đã đồng thuận. Đối với việc thuận tình ly hôn có thể tiến hành hòa giải, giải quyết ở phường, xã mà không cần phải thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án, bởi hơn bất cứ cơ quan nào, chính quyền, đoàn thể địa phương là nơi nắm rõ về tình trạng hôn nhân, cuộc sống gia đình, nguyên nhân mâu thuẫn … của người dân trong địa bàn; việc tòa án phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng, hòa giải nhiều lần là không cần thiết và rất ít hiệu quả.
Tư vấn con nuôi thì có trở thành con ruột được không? Tư vấn của công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh ra sao?
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Khi sinh ra tôi được ba mẹ nuôi nhận nuôi (chưa có khai sinh). Tất cả các giấy tờ liên quan pháp lý như giấy khai sinh, hộ khẩu… đều mang tên của ba mẹ nuôi, không liên quan gì đến ba mẹ ruột.
Hiện tại tôi đang làm tủ tục xin kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng hồ sơ của tui bị loại, vì: Cho tôi là con nuôi, bắt phải xác nhận thông tin của ba mẹ ruột. Nhưng tui cũng không biết ba mẹ ruột ở đâu, làm gì? Và không có giấy tờ nào liên quan.
Vậy cho tôi hỏi:
– Theo pháp lý tôi có phải là con ruột của ba mẹ nuôi không?
– Tôi có phải khai báo thông tin của ba mẹ ruột trong hồ sơ Đảng không?
Mong các luật sư giúp đỡ, giải quyết thắc mắc của tui. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Trong trường hợp này, cha mẹ nuôi của bạn khi nhận bạn làm con nuôi phải tiến hành các thủ tục pháp lý để được Ủy ban nhân dân xã, Phường, Thị trấn đồng ý đăng ký con nuôi thì khi đó bắt đầu xác lập hệ quả của việc nuôi con nuôi, căn cứ quy định tại điều 24, Luật nuôi con nuôi năm 2010 như sau:
“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.
Như vậy, theo quy định trên kể từ ngày giao nhận con nuôi thì giữa bạn và cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ nhưng trên giấy tờ pháp lý là giấy chứng nhận nuôi con nuôi, thì bạn vẫn là con nuôi, được cha mẹ nuôi nhận nuôi và coi như con đẻ.
Căn cứ quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ban hành ngày 05/01/2012 quy định tại mục 3.4 như sau:
“Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân)…”
Như vậy, theo quy định trên thì người cần thẩm tra lý lịch đối với trường hợp của bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân bạn, ở đây bạn có quyền khai thông tin của cha mẹ nuôi vì họ là những người nuôi dưỡng bạn từ nhỏ, đồng thời bạn cũng không xác định được cha mẹ đẻ của mình là ai nên việc loại hồ sơ xin kết nạp vào Đảng của của bạn với lí do như trên là không chính đáng, không đúng theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có quyền khiếu nại lên Ban lãnh đạo chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi bạn nộp hồ sơ.
Điều kiện, thủ tục và hồ sơ để nhận con nuôi qua tư vấn thực tế của công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh?
Chào luật sư. Mình lấy chồng ở Hàn Quốc, có nhà, xe và tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Vậy quỳnh có thể nhận con gái của quân là em trai quỳnh làm con nuôi được không. Và thủ tục như thế nào?
Trân trọng cảm ơn luật sư.
Luật sư công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết ván đề của mình:
Bạn nêu rằng bạn đang muốn nhận con gái của Quân (em trai của bạn) làm con nuôi và điều kiện kinh tế của bạn đảm bảo được cuộc sống tốt cho cháu. Nếu bạn muốn nhận con nuôi thì bạn cần những điều kiện luật định.
Thứ nhất, điều kiện để bạn nhận nuôi con:
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Ngoài việc đảm bảo các điều kiện nêu trên thì bạn còn phải đảm bảo việc không rơi vào các trường hợp luật không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Vì bạn là bác ruột của cháu nhỏ đó nên bạn sẽ không cần điều kiện về độ tuổi là lơn hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở.
Thứ hai, hồ sơ để bạn nhận con nuôi gồm:
Khi bạn muốn nhận con nuôi thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đủ các giấy tờ sau:
Hồ sơ của bạn ( người nhận nuôi là bác ruột):
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. (Bạn thuộc đối tượng này nên bạn không phải có giấy xác nhận)
Hồ sơ của người được nhận nuôi ( cháu của bạn):
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
Thứ ba, thẩm quyền và thủ tục giải quyết việc nhận nuôi con nuôi:
Khi nhận con nuôi cần có sự đồng ý của cha mẹ của cháu và nếu cháu từ 9 tuổi trở lên thì cũng vẫn cần cả sự đồng ý của cháu.
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người nêu trên.
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Miễn phí lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước đối với việc bác ruột nhận cháu làm con nuôi như trong trường hợp của bạn.
Trên đây là bài viết tư vấn về công ty luật chuyên hôn nhân gia đình tại quận Bình Thạnh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.