Hệ thống pháp luật ở Việt Nam được coi là cán cân cân bằng xã hội và mọi người sinh sống ở Việt Nam đang thực thi nó hàng ngày. Chính vì vậy các công ty tư vấn luật được mở ra ngày càng nhiều, tuy nhiên để tìm được công ty luật uy tín không phải là điều dễ dàng. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn lựa chọn một công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk và đưa ra công ty uy tín chất lượng đó cho bạn tham khảo.
Làm thế nào để lựa chọn được công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk?
Một công ty luật uy tín là một trong những công ty có được sự tín nhiệm hoàn toàn từ phía khách hàng cũng như đối thủ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Điều này công ty luật hoạt động trong lĩnh vực đều mong muốn đạt được. Nhưng không phải bất kỳ công ty luật nào khi ra đời và phát triển cũng khẳng định được điều này. Và Công ty Luật Trần và Liên danh chính là địa chỉ tin cậy mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn với tư cách một công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk.
Khi được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk thì hoạt động của công ty đó diễn ra như sao?
Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ pháp lý tại đây có những phản ứng như thế nào
về kết quả hoạt động của công ty này.
Những luật sư làm việc trong công ty đáp ứng được tiêu chuẩn như:
+ Đạo đức nghề nghiệp
+ Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề
+ Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán và tư duy logic
+ Trình độ ngoại ngữ.
Đây chính là những tiêu chí cơ bản mà khách hàng khi tìm hiểu đều cần chú ý.
Hiện nay có khá nhiều công ty tư vấn luật có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đơn giản tới phức tạp. Song bên cạnh đó để đánh giá ở mức tổng thể khách quan thì công ty Luật Trần và Liên danh đang là lựa chọn ưu tiên của khá nhiều khách hàng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng, công ty còn hỗ trợ giải quyết những vướng mắc có liên quan đến vấn đề pháp luật cho bạn. Chỉ cần bạn có nhu cầu, Luật Trần và Liên danh luôn sẵn sàng giải quyết cho bạn. Luật Trần và Liên danh triển khai dịch vụ dựa trên lợi ích của khách hàng do đó hãy đến và cảm nhận dịch vụ pháp lý của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên danh.
Các hành vi bị nghiêm cấm với một công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk
Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
– Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
– Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
– Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
– Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
– Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
– Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
– Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
– Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.”
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật luật sư 2012 về hình thức tổ chức hành nghề luật sư thì:
1.“Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật”.
Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Như vậy văn phòng luật sư và công ty luật đều là hình thức tổ chức hành nghề luật sư và có các quyền như nhau được quy định tại Điều 39 như: “Thực hiện dịch vụ pháp lý, nhận thù lao từ khách hàng ,thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư,hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài,các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Về cơ cấu tổ chức:
Tại Điều 33, 34 Luật luật sư 2012 có quy định:
“Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân… Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư“, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động”.
“Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu”.
Quy định trên cho thấy văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân của. Công ty luật được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh.
Về đại diện theo pháp luật:
Đối với văn phòng luật, Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Còn đối với công ty luật, Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật.
Về tên gọi:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 33 và Khoản 5, Điều 34 Luật luật sư 2012 thì tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”. Trong khi đó, tên của công ty luật phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.
Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
– Thực hiện dịch vụ pháp lý.
– Nhận thù lao từ khách hàng.
– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
– Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
– Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
– Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
– Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
– Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
– Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
– Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Của Công Ty Luật Chuyên Hình Sự Tại Đắk Lắk
* Tư vấn miễn phí pháp luật về hình sự
- Tư vấn, giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng về Luật hình sự.
- Tư vấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố giác tội phạm hình sự.
- Tư vấn cho khách hàng về các hình phạt theo quy định của Luật hình sự hiện hành như tư vấn các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, hình phạt dành cho cá nhân, hình phạt dành cho pháp nhân …
* Dịch vụ luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự của công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk
- Soạn thảo đơn các loại liên quan đến vụ án hình sự của khách hàng;
- Cử luật sư tham gia cùng khách hàng trong việc trình báo, tố giác, tố cáo, khiếu nại hình sự tại cơ quan có thẩm quyền.
- Cử luật sư tiếp xúc với người bị tố cáo, người bị tình nghi, với bị can, bị cáo, người thân thích của họ để tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
- Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ, nhận định vụ việc, vụ án và đưa ra ý kiến chuyên môn cho thân chủ nắm được từ giai đoạn đầu của vụ án (từ khi bị mời làm việc, bị bắt giam, bị xâm phạm ..).
- Cử luật sư tham gia cùng với khách hàng trong tất cả các buổi làm việc với cơ quan chức năng.
- Cử luật sư tham gia bào chữa cho khách hàng tại cơ quan chức năng theo quy định ở tất cả các giai đoạn tin báo tố giác tội phám, giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ CÁC NHÓM TỘI PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ:
Hiện nay, Luật hình sự Việt Nam quy định và phân chia các nhóm tội phạm như sau:
- Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
- Nhóm tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân;
- Nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu;
- Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
- Nhóm tội xâm phạm về môi trường;
- Nhóm tội xâm phạm về ma túy;
- Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;
- Nhóm tội xâm phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
- Nhóm tội xâm phạm về chức vụ;
- Nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
- Nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
- Nhóm tội xâm phạm hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Trên đây là bài viết tư vấn về công ty luật chuyên hình sự tại Đắk Lắk của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.