Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập

Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập

Trong cuộc sống, trong công việc chúng ta khó để có thể lường trước “LAO LÝ” có thể xảy đến với bản thân, và do đó bạn ít có cơ hội, cũng như kinh nghiệm đối phó. Vậy, tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức, cách ứng xử trước sự cố pháp lý bất lợi khi xảy ra. Trong bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ trao đổi một số thông tin pháp lý liên quan đến thắc mắc có được mời luật sư khi bị công an triệu tập không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Giấy triệu tập là gì? Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập

Thường thì khi công an mời cá nhân lên để lấy thông tin hoặc thực hiện một hoạt động nào đó xác minh có liên quan tới một vụ việc thường gửi giấy triệu tập đây chính là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự; mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể. Theo quy định tại thông tư 01/2006/TT-BCA quy định về giấy triệu tập trong quá trình điều tra như sau:

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự; nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân; được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Hiện nay thì cũng đã có những quy định cụ thể về giấy triệu tập cụ thể thì được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

+  Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+ Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Luật sư hình sự giỏi.

+ Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+ Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định; yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

+  Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền; tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

+ Người làm chứng trong tố tụng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

Có thể nói giấy triệu, tập được sử dụng trong rất nhiều trường hợp; bởi các quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt là cơ quan điều tra, vậy trong trường hợp người dân nhận được giấy triệu tập của công an nhưng không đến có sao không?

Trên thực tế trong các văn bản khác hầu như không có khái niệm cụ thể như thế nào nhưng ta thấy thường, giấy triệu tập được hiểu chung là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này. Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập không?

* Bộ luật tố tụng hình sự tại các Điều 16, 60, 61 đều quy định về quyền của bị can, bị cáo được thuê luật sư để bào chữa cho mình. Do đó trong mọi trường hợp kể từ khi bị bắt, bị tạm giữ hoặc thậm chí một hình thức khác như bị mời làm việc cũng có thể tiến hành yêu cầu luật sư có mặt để tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. 

* Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận việc bắt, giữ phải giải thích quyền, nghĩa vụ cho người bị bắt giữ trong đó có quyền được nhờ luật sư bào chữa. Cụ thể:

Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản.

Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tư vấn luật hình sự chi tiết

Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập
có được mời luật sư khi bị công an triệu tập

Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA.

Lưu ý rằng:

Khi cơ quan thẩm quyền từ chối việc thuê luật sư của bạn, và giải thích rằng đang mời làm việc chứ chưa khởi tố điều tra vụ án thì bạn hoàn toàn có thể từ chối làm việc, từ chối hợp tác với mọi câu hỏi của người hỏi. Và tất nhiên khi cơ quan thẩm quyền áp giải, hay đưa bạn đi đâu đó đều phải có lệnh, giấy tờ chứng minh cho việc đó, bạn phải yêu cầu họ xuất trình, nếu không thì bạn phải từ chối hợp tác.

Sau khi có yêu cầu thuê luật sư bào chữa, thì mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền phải được thông báo cho luật sư biết để tham gia. Nếu luật sư không tham gia thì người bị bắt, giữ có quyền từ chối làm việc đến khi có luật sư.

Luật sư sẽ là người dự cung cùng cơ quan thẩm quyền để hướng dẫn, hỗ trợ người bị bắt, giữ trong việc khai báo phù hợp.

Cơ quan thẩm quyền chỉ có nghĩa vụ giải thích mà không được tác động, xúi dục người bị bắt, giữ từ chối luật sư, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Công an triệu tập nhưng người dân không đến có sao không?

Dựa vào quy định ở trên thì hiện nay thẩm quyền ký giấy triệu tập trong một vụ án hình sự là công an (Điều tra viên). Khi bị công an triệu tập vì một vụ án hình sự thì người dân bắt buộc phải đến nếu không có thể bị áp giải, dẫn giải.

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải cụ thể như sau:

Áp giải, dẫn giải

Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý bạn đọc. Trường hợp bạn đọc còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của  Công ty luật Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139