Hiện nay chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân. Để được cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân cần đáp ứng điều kiện, thi sát hạch, chuẩn bị và nộp hồ sơ để cấp chứng chỉ. Vậy điều kiện cấp chứng chỉ hay hồ sơ, thủ tục cấp được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”
Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.
Ai phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng
Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.
Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Lưu ý:
Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.
Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.
Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.
Hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện cấp các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng Hạng 1
Bạn cần có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam nếu bạn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với các chuyên ngành được ghi trong chứng chỉ.
Có 7 năm kinh nghiệm tham gia các công việc có nội dung phù hợp với nội dung trong chứng chỉ hành nghề.
Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng Hạng 2
Có đầy đủ năng lực dân sự, sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Bạn cần có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam nếu bạn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành được ghi trong chứng chỉ.
Có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và tham gia các công việc có nội dung phù hợp với nội dung trong chứng chỉ hành nghề.
Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng Hạng 3
Có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và tham gia các công việc có nội dung phù hợp với nội dung trong chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng III đối với các cá nhân tốt nghiệp đại học trở lên.
Có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đối với các cá nhân tốt nghiệp cao đẳng.
Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng được xem là “hồ sơ năng lực vắn tắt” của các cán bộ, kỹ sư hoạt động trong ngành xây dựng. Đây chính là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với mọi cá nhân nếu muốn tham gia làm chỉ huy trưởng, giám sát trưởng, giám sát viên.
Phân Loại Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng
Căn cứ vào quy định tại Nghị Định 100/2018/CP của Chính Phủ, Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành từng lĩnh vực cụ thể như dưới đây:
Khảo sát xây dựng: Địa chất, địa hình.
Thiết kế xây dựng bao gồm: Thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch, thiết kế kết cấu dân dụng – công nghiệp, thiết kế giao thông, thiết kế nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, thiết kế điện – cơ điện công trình, thiết kế cấp thoát nước.
Giám sát thi công bao gồm: Giám sát giao thông, giám sát xây dựng DD&CN, giám sát HTKT, giám sát NN&PTNT, giám sát điện nước, giám sát lắp đặt thiết bị công trình – công nghệ.
Kỹ sư định giá xây dựng.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Kiểm định.
Hồ Sơ Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Hoạt Động Xây Dựng
02 ảnh màu 4×6, có nền trắng chụp chân dung của người làm chứng chỉ hành nghề xây dựng và có thời gian chụp không quá 6 tháng.
Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo đúng chuẩn của Bộ Xây Dựng tại tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
File chứa ảnh chụp bản chính đăng ký kinh doanh.
02 bản sao công chứng bằng Đại học, Cao Đẳng hoặc Trung học.
Bản kê khai kinh nghiệm công tác chuyên môn hoạt động, văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với nội dung trong chứng chỉ.
Lưu ý: Cần cẩn thận để điền chính xác các thông tin theo yêu cầu. Đối với bản sao các loại giấy tờ cần có dấu chứng thực cần và phải đảm bảo rõ ràng. Riêng ảnh màu được chụp cách thời điểm nộp hồ sơ 6 tháng. Những thông tin này sẽ giúp quý vị tránh mất thời gian làm lại hồ sơ khiến bản thân thêm mệt mỏi, công việc không được như ý.
Quy trình tư vấn dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, 2, 3
Chúng tôi là địa chỉ tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ phù hợp với hạng công trình và phạm vi được Hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đánh giá. Khi quý khách hàng có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I, II và III.
Đến với đội ngũ Luật sư của chúng tôi bạn sẽ được tư vấn theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Hướng Dẫn Khách Hàng Kê Khai Hồ Sơ Chuẩn Chỉnh Nhất
Với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn lộ trình hoàn tất thủ tục xin chứng chỉ hành nghề xây dựng. Vì thế ngay khi kết nối với hệ thống, khách hàng được tư vấn cụ thể để biết mình thuộc đối tượng nào.
Chúng tôi giúp bạn nắm rõ luật để tránh tình trạng bị phạt khi hành nghề mà không có chứng chỉ hành nghề xây dựng. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí để bạn hiểu rõ mọi thông tin của chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đối tác / khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mặt khác chúng ta còn tránh mất từ 20 triệu – 30 triệu đồng phí phạt hành chính đối với vấn đề này.
Bước 2: Tiếp Nhận Hồ Sơ Của Khách Hàng
Chúng tôi có quy trình làm việc bài bản, chuyên nghiệp theo từng bước. Ngay khi khách hàng nộp và làm thủ tục đăng kí dự thi sát hạch chứng chỉ hành nghề theo quy định, đơn vị sẽ chuyển tiếp thông tin tới các bộ phận liên quan.
Chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm tra xem các giấy tờ trong hồ sơ làm chứng chỉ hành nghề xây dựng đã đúng yêu cầu hay chưa, có thiếu sót gì không. Nhờ vậy bạn tránh mất thời gian làm lại vừa mất công, vừa mệt mỏi.
95% đối tác/khách hàng khi đến với chúng tôi đã có được trải nghiệm hài lòng ngoài mong đợi. Vì thế tin rằng bạn cũng không ngoại lệ trong số đó. Vì thế hãy sớm gọi cho đơn vị theo số hotline để có được các tư vấn giá trị hơn bạn nhé!
Bước 3: Hỗ Trợ Khách Hàng
Đặc biệt, sau khi hoàn tất hồ sơ và thủ tục ghi danh đăng ký thi. Chúng tôi còn giúp bạn biết cách ôn tập hiệu quả. Nhiều mẹo hay cũng được chia sẻ giúp quý vị có thể đạt điểm cao trong đợt thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Nhờ thế, rất nhiều người đã nhanh chóng vượt qua đợt sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, 2 và 3. Đây là cách thông minh giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa thêm tự tin với năng lực của bản thân.
Bước 4: Làm Việc Với Cơ Quan Xin Cấp Chứng Chỉ
Sau khi có kết quả thi, chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ và làm việc với cơ quan xin cấp chứng chỉ. Quá trình này giúp quý vị tránh phải chờ đợi hoặc mơ hồ không biết làm gì tiếp theo. Chưa hết, bạn còn có thể chuyên tâm, tập trung cho các công việc khác quan trọng hơn.
Bước 5: Nhận Chứng Chỉ Và Bàn Giao Cho Khách Hàng.
Không chỉ giúp quý vị hoàn tất thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, chúng tôi đồng hành với bạn dài lâu. Vì thế, đơn vị còn hối thúc phía cơ quan chuyên môn để sớm đẩy nhanh quá trình còn lại, giúp bạn có chứng chỉ đúng theo quy định.
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân như sau:
Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.
Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.
Lưu ý: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
Trên đây là toàn bộ quy định về đối tượng, điều kiện, phân loại, hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ theo địa chỉ hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.