Chi phí thành lập doanh nghiệp

20190110114521

Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì? Phải đóng những loại thuế nào? Cùng rất nhiều các câu hỏi khác liên quan đến chi phí thành lập công ty. Dưới đây là toàn bộ thông tin sẽ cho bạn biết thành lập doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư

Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 200.000 đồng..

Tuy nhiên, theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đồng/lần.

Người thành lập doanh nghiệp có thể nộp lệ phí trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Một lưu ý là trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền nộp lệ phí này sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp.

20190110114521
chi phí thành lập doanh nghiệp

Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.

Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp

Hiện nay có nhiều mức giá trên thị trường đối với việc khắc con dấu doanh nghiệp.

Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đ đến 350.000 đ. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đ đến 150.000 đ.

Phí mua chữ ký số (Token)

Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.

Hiểu đơn giản hơn, chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, New-CA, FPT, BKav…. để mua thiết bị Chữ ký số (Còn gọi là Token).

Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng 

Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay.

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cơ bản gồm

– Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải ký và đóng dấu vào tờ khai này.

– Bản sao CMND của người đại diện;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán, kế toán trưởng.

Phí mở tài khoản thường các Ngân hàng không thu. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí để thực hiện việc duy trì tài khoản. Mức trung bình vào khoảng 1.000.000 đồng.

Lệ phí môn bài

Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về Lệ phí môn bài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, ”Thuế môn bài” hiện nay sẽ được thay thế bằng ”Lệ phí môn bài”.

Phụ thuộc vào số vốn điều lệ đăng ký khi thành lập công ty mà Lệ phí môn bài doanh nghiệp phải nộp

Lưu ý về lệ phí môn bài kể từ ngày 25/02/2020

  • Căn cứ Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP, Khai lệ phí môn bài chỉ thực hiện một lần khi doanh nghiệp mới thành lập.  

Doanh nghiệp  mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. 

  • Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập đối với Doanh nghiệp thành lập mới.
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới cũng được miễn lệ phí môn bài.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 

Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức; cá nhân bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ lập; ghi nhận thông tin bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 doanh nghiệp mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Chí phí doanh nghiệp phải chi trả phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp.

Chi phí thành lập Công ty cổ phần 2021?

Khi thành lập công ty cổ phần, cá nhân, tổ chức có nhiều quan ngại. Trong đó, chi phí thành lập công ty cổ phần là vấn đề thắc mắc chung của nhiều người. 

Chi phí thành lập công ty cổ phần 2021 mới nhất

Thực tế, khi tiến hành đăng ký thành lập công ty, cá nhân, tổ chức phải bỏ ra các chi phí sau:

Phí, lệ phí nộp tại Sở kế hoạch đầu tư (lệ phí đăng ký, phí công bố);

+ Phí làm con dấu (dấu tròn, dấu chức danh, dấu chữ ký);

+ Phí mua chữ ký số;

+ Chi phí mở tài khoản ngân hàng;

+ Phí in hóa đơn;

+ Phí đặt dấu tên (không bắt buộc)

+ Phí công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;

+ Phí dịch vụ khai thuế ban đầu;

+ Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Trong đó, chỉ có phí, chi phí thành lập công ty nộp tại Sở kế hoạch đầu tư được quy định rõ ràng tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 130/2017/TT-BTC. Các loại phí, chi phí khác theo thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng hoặc theo bảng giá định sẵn của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bao nhiêu tiền 2021?

Muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngoài những điều kiện như hồ sơ, năng lực, địa chỉ, vốn…. thì khi nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư, khách hàng còn phải đóng một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Mặc dù một số địa phương đã dán công khai mức lệ phí này tại Cơ quan hành chính Nhà nước, xong để khách hàng chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin phục vụ việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luôn nhận được sự quan tâm của Chủ sở hữu có nhu cầu đăng ký thành lập công ty dưới loại hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành viên. Vậy chi phí này bao gồm những gì? Luật Trần sẽ hỗ trợ khách hàng những loại phí và lệ phí cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua bài viết về chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành viên

Như vậy, chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành viên bao gồm 2 khoản phí và lệ phí như sau:

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.

– Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

+ Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 20.000 đồng.

+ Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp: 40.000 đồng.

+ Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp: 150.000 đồng

+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 300.000 đồng.

+Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: 4.500.000 đồng.

Như vậy, đối với doanh nghiệp mới thành lập cần nộp 2 khoản phí và lệ phí như sau:

– Lệ phí: Đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng.

– Phí: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp : 300.000 đồng.

Ngoài các loại chi phí nêu trên, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm 1 số chi phí sau khi thành lập công ty xong như:

– Phí khác dấu tròn công ty, dấu chức danh (không bắt buộc)

– Phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử

– Phí nộp thuế môn bài hàng năm;

Chi phí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Thông tư mới số 215/2016/TT-BTC quy định về lệ phí thu, cách thức thu và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, đã được sửa đổi , bổ sung bởi Thông tư 130/2017/TT-BTC , thì các khoản phí, chi phí thành lập công ty phải nộp là :

Đối với doanh nghiệp mới thành lập cần nộp 2 khoản phí và lệ phí như sau:

– Lệ phí: Đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng.

– Phí: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp : 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội , cá nhân , tổ chức đăng kí thành lập công ty mới lần đầu trên địa bàn thành phố, có vốn điều lệ dưới 100 tỉ sẽ được Sở kế hoạc đầu tư thành phố Hà Nội hỗ trợ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng.

Cơ quan có thẩm quyền thu phí, lệ phí khi thành lập công ty?

– Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

– Cơ quan đăng ký đầu tư là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Sư Trần! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139