Hiện nay, vì dịch bệnh phức tạp nên nhiều người lao động thất nghiệp đang quan tâm đến bảo hiểm thất nghiệp. Thông tin dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp chi tiết về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng bắt buộc tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:
Người lao động
|
Người sử dụng lao động
|
|
Đối tượng tham gia
|
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; – Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; – Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
|
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; – Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; – Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; – Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác – Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
|
Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2014 thì người lao động nhận được 04 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
5. Tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021:
Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2021 sẽ là (đơn vị: đồng/tháng):
Vùng
|
Người làm việc trong điều kiện bình thường
|
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
|
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
|
||
Công việc giản đơn
|
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
Công việc giản đơn
|
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
|||
Vùng I
|
4.420.000
|
4.729.400
|
4.641.000
|
4.965.870
|
4.729.400
|
5.060.458
|
Vùng II
|
3.920.000
|
4.194.400
|
4.116.000
|
4.404.120
|
4.194.400
|
4.488.008
|
Vùng III
|
3.430.000
|
3.670.100
|
3.601.500
|
3.853.605
|
3.670.100
|
3.927.007
|
Vùng IV
|
3.070.000
|
3.284.900
|
3.223.500
|
3.449.145
|
3.284.900
|
3.514.843
|
6. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
*Trợ cấp thất nghiêp:
Điều 50 Luật Việc làm quy định như sau:
– Mức hưởng:
Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó:
+ Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
+ Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
– Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
+ Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
+ Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
*Hỗ trợ học nghề:
Theo Quyết định 17/2021/QĐ-TTg thì từ ngày 31-3-2021, mức hỗ trợ học nghề đã chính thức tăng, cụ thể:
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trước đây, Quyết định 77/2014/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, không phân cụ thể theo thời gian đào tạo.
7. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng và được nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với loại hợp đồng có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chết.
8. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31-7-2015.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (Quyết định thôi việc, quyết định sa thải, Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động,…)
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện trong những trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại Quyết định.
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
(Theo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành kèm theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——-
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm dịch vụ việc làm……………………
Tên tôi là: Trần Văn A Sinh ngày: 30/10/1980 Nam/Nữ: Nam
Số CMTND/Số định danh cá nhân: 0822012xx
Số sổ BHXH:…………………..
Số điện thoại: 0989888xxx Địa chỉ email: (nếu có)………………………
Số tài khoản:(ATM nếu có)……………………… Tại ngân hàng:……………………
Trình độ đào tạo: Đại học
Nơi ở hiện tại: Số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hà Nội
Ngành nghề đào tạo: …
Ngày: 20/10/2018, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị) tại địa chỉ: Số xx, đường xx, phường xx, quận xx, Thành phố Hà Nội.
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Do tình hình sức khoẻ của tôi không đảm bảo để tiếp tục công việc nên tôi xin nghỉ việc tại Công ty.
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp …………………………………………….tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):……………………
Kèm theo Đề nghị này là (1)……………………………….và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…….., ngày … tháng … năm ….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Địa điểm làm bảo hiểm thất nghiệp ở một số địa phương
Bảo hiểm thất nghiệp quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Người lao động sinh sống ở quận 12 có thể làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đây, cho dù trước đó làm việc và đóng bảo hiểm ở địa phương khác.
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở quận 12 là: Trường Trung cấp Bách Khoa HCM có địa chỉ ở số 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0283.7153288
Giờ làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bảo hiểm thất nghiệp quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Người lao động sinh sống ở quận 4, TP. Hồ Chí Minh có thể làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đây, cho dù trước đó làm việc và đóng bảo hiểm ở địa phương khác.
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở quận 4 là: Trung tâm dạy nghề quận 4, có địa chỉ tại số 249 Tôn Đản, phường 15, quận 4, TP. Hồ Chí Minh..
Số điện thoại: 028 39 415 841
Giờ làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bảo hiểm thất nghiệp quận 9, TP Hồ Chí Minh
Người lao động sinh sống ở quận 9, TP. Hồ Chí Minh có thể làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đây, cho dù trước đó làm việc và đóng bảo hiểm ở địa phương khác.
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở quận 4 là: Đường số 9, phường Phước Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh;
Giờ làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Số điện thoại: 028 3743137.
Bảo hiểm thất nghiệp quận 6, TP Hồ Chí Minh
Giới làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bảo hiểm thất nghiệp Quận 6 có trụ sở chính đặt tại địa chỉ: 743/34 Hồng Bàng, phường 6, quận 6, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 028 39600050
Giờ làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 12h; buổi chiều từ 13h đến 17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Trên đây là một số nội dung về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung lãnh bảo hiểm thất nghiệp này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng!