Bạn đọc có biết theo quy định mới nhất của Chính phủ, tất cả mọi website thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công Thương? Vậy bạn đã nắm rõ các quy trình, thủ tục, cách đăng ký website với bộ công thương chưa? Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về quy trình thông báo và đăng ký website với Bộ Công Thương mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Danh sách website phải thông báo với Bộ Công Thương
Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử và Thông tư 47/2014/TT-BCT về quy định quản lý website thương mại điện tử, các website sau phải tiến hành thông báo:
– Website thương mại điện tử bán hàng: là các website thương mại điện tử do các thương nhân, cá nhân, tổ chức tự thiết lập nhằm xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của mình. Ngoài website, các ứng dụng di động nhằm mục đích nêu trên cũng phải được thông báo với Bộ Công Thương.
– Các website thương mại điện tử: là các trang thông tin điện tử dùng để phục vụ một phần hay toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Do đó, có thể hiểu rằng, các website giới thiệu công ty, hàng hóa, dịch vụ… dù không có bán hàng trực tuyến, thì vẫn phải thông báo với Bộ Công Thương. (ví dụ: www.toponseek.com )
Danh sách website phải đăng ký với Bộ Công Thương
Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là các website thương mại điện tử do các cá nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Các loại hình website này có thể kể đến như:
Sàn giao dịch điện tử: là những website cho phép người dùng đăng tin rao vặt, mua bán như: chotot.vn,.. Hoặc tạo các gian bán hàng trực tuyến như: Shopee, Lazada,…
Các website đấu giá trực tuyến: ebay.vn,…
Các website khuyến mại trực tuyến: hotdeal.vn,…
Quy trình thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương
Bước 1: Đăng ký tài khoản chủ sở hữu website
Trước khi tiến hành thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công Thương, bạn cần phải đăng ký tài khoản trên trang web của Bộ. Các hồ sơ bạn cần chuẩn bị là:
Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (đối với thương nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình đăng ký kinh doanh,…)
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân (đối với cá nhân)
Quyết định thành lập (đối với các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp)
Một số giấy tờ khác được yêu cầu.
Việc thông báo và đăng ký website đều có thể thực hiện trực tuyến qua trang web: http://online.gov.vn/ . Riêng đối với việc đăng ký, bạn cần phải chuẩn bị thêm hồ sơ giấy, gửi về Cục TMĐT và CNTT – Bộ Công Thương tại địa chỉ 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội để được xác nhận.
Bước 2: Xác nhận tài khoản
Sau khi gửi thông tin tài khoản, trong vòng 3 ngày Bộ Công Thương sẽ gửi bạn một email thông báo với nội dung:
Với trường hợp đăng ký thông tin thành công, Bộ sẽ cấp cho bạn một tài khoản đăng nhập hệ thống, từ đó bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo.
Với trường hợp đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc phải bổ sung thông tin, bạn phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Khai báo loại hình website
– Sau khi đã có tài khoản, bạn đăng nhập vào trang của Bộ Công Thương bằng tài khoản được cấp, tại đây, bạn chọn mục phù hợp để tiến hành đăng ký website với Bộ Công Thương.
Nếu website của bạn là website bán hàng, chọn “Thông báo website”.
Nếu website của bạn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, chọn “Đăng ký Website”.
Nếu bạn đăng ký cho các ứng dụng di động, cũng chọn mục tương tự như website cho phần ứng dụng.
Ngoài ra, nếu bạn cung cấp dịch vụ đánh giá tín nhiệm website, thì chọn mục “Đăng ký đánh giá tín nhiệm”.
– Nhập thông tin website theo yêu cầu của Bộ:
Thông tin về người sở hữu website;
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
Thông tin về giá cả;
Thông tin về điều kiện giao dịch chung;
Thông tin về vận chuyển và giao nhận;
Thông tin về các phương thức thanh toán;
Tên đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.
Tiếp theo, để hoàn tất khai báo thông tin website, bạn chọn mục File đính kèm và tải lên các tài liệu sau đây:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với thương nhân)
Quyết định thành lập (đối với tổ chức)
CMND/ CCCD (đối với cá nhân)
Thời hạn phản hồi của Bộ Công Thương về hồ sơ đăng ký khoảng 7 ngày làm việc.
Bước 4: Bổ sung hồ sơ giấy đối với các đối tượng đăng ký website với Bộ Công Thương
Đối với các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bạn cần chuẩn bị thêm các hồ sơ giấy sau đây, được quy định tại Điều 14, Thông tư 47/2014/TT-BCT để gửi đến Cục thương mại điện tử và kinh tế số (địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội):
Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT)
Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân, doanh nghiệp…)
Đề án cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Thời hạn xác nhận đăng ký hoàn thành trong khoảng 5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký bản giấy đầy đủ.
Bước 5: Chèn logo Bộ Công Thương vào website
Hồ sơ đăng ký website với Bộ Công Thương sau khi gửi thành công sẽ ở trạng thái “Chờ duyệt”. Nếu được duyệt thành công, Bộ sẽ gửi email cho bạn để thông báo kết quả đăng ký website. Trong trường hợp không được duyệt vì lý do thiếu hồ sơ, bạn cần phản hồi lại và bổ sung các hồ sơ thiếu trong vòng 30 ngày sau khi được Bộ thông báo, nếu không sẽ phải đăng ký lại từ đầu.
Sau khi đã đăng ký website với Bộ Công Thương, bạn có thể gắn logo đã xác thực của bộ công thương lên website kèm theo đường dẫn đến trang thông tin xác thực trên online.gov.vn. Sử dụng logo màu xanh dương đối với website thông báo, logo màu đỏ với các website đăng ký.
Dịch vụ đăng ký website/ ứng dụng với bộ công thương tại Luật Trần và Liên Danh
Luật sư của Luật Trần và Liên Danh đã và đang tư vấn trực tiếp nhiều website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với kinh nghiệm tư vấn thực tế không chỉ trong giai đoạn xin giấy phép mà còn trong quá trình thực tế hoạt động, kinh nghiệm về quản trị, tư vấn các vấn đề vướng mắc mà 1 website/ ứng dụng TMĐT thường gặp phải.
Do vậy, Luật Trần và Liên Danh tự tin có thể cung cấp dịch vụ một cách toàn diện cho khách hàng từ giai đoạn đăng ký và trong suốt quá trình vận hành website/ ứng dụng TMĐT của Khách hàng.
Phạm vi cung cấp dịch vụ
Xem xét mô hình hoạt động của website/ ứng dụng, ứng dụng của Khách hàng và đưa ra ý kiến tư vấn thủ tục cần tiến hành;
Tư vấn hoàn thiện các vấn đề còn thiếu của website/ ứng dụng để thỏa mãn điều kiện đăng ký;
Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký, cung cấp mẫu biểu đáp ứng yêu cầu của cơ quan đăng ký;
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thông báo/ đăng ký tại cơ quan nhà nước;
Theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ, phản hồi các thắc mắc của cơ quan đăng ký, sửa đổi điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu;
Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
Luật Trần và Liên Danh sẵn sàng cung cấp danh mục hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử, Sàn TMĐT, khuyến mại trực tuyến, đấu giá trực tuyến) để khách hàng tham khảo.
Nếu không đăng ký web với Bộ Công Thương thì có bị phạt không?
Việc không thông báo/đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương là vi phạm pháp luật. Các cá nhân, tổ chức, thương ngân “chần chừ” trong công tác thông báo/đăng ký sẽ bị phạt hành chính theo mức phạt như sau:
Website thương mại điện tử thực hiện giao dịch bán hàng mà không thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền: Phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Lập website thương mại điện tử mà không xác nhận đăng ký theo quy định: Phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trên trang web chính thức của Bộ Công Thương có công bố danh sách những website chưa đăng ký hoặc thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền. Cũng như danh sách những website có hành vi lừa đảo, website vi phạm pháp luật… Theo dõi danh sách tại đây: http://online.gov.vn/WebsiteBlackListView.aspx.
Làm sao để có logo của Bộ Công Thương xuất hiện trên website?
Logo xác nhận của Bộ Công Thương và đường liên kết sẽ được gửi tới chủ doanh nghiệp, cá nhân sau khi đăng ký/thông báo trang web thành công. Logo này là minh chứng cho việc website thương mại điện tử của bạn đã được xác minh, bảo vệ theo Pháp luật, tránh các trang web giả mạo khác.
Để đặt logo của Bộ Công Thương lên trang web của mình (thường đặt trong phần chân trang), bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bộ phận thiết kế website để họ chèn code vào trong giao diện.
Chi phí đăng ký web với Bộ Công Thương là bao nhiêu?
Chi phí thông báo/đăng ký website với Bộ Công Thương hiện nay là miễn phí. Doanh nghiệp, cá nhân có thể đăng ký trực tuyến thông qua website http://online.gov.vn/ của Bộ Công Thương.
Trên đây là tổng hợp tất cả những điều cần biết về quá trình thông báo/đăng ký website với Bộ Công Thương mà bất kỳ người bán hàng trực tuyến trên website nào cũng cần nắm rõ. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn hiệu quả nhất.
Đăng ký website với Bộ Công Thương là một việc hết sức cần thiết, vì không chỉ giúp bạn tránh những rắc rối pháp lý, mà việc này còn giúp cho website tăng được độ uy tín, đặc biệt là trong thời kỳ 4.0 hiện nay. Qua bài viết trên, TopOnSeek hy vọng có thể giúp bạn nắm rõ hơn về cách đăng ký website nhanh chóng mà không phải mất chi phí nhờ bên thứ ba thực hiện.