Cắt giảm nhân sự

cắt giảm nhân sự

Lao động là quan hệ giao dịch giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ này được xác lập nên dựa trên sự thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên tham gia. Liên quan đến quan hệ lao động có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan. Một trong số đó là vấn đề cắt giảm nhân sự. Dưới đây là mẫu thông báo cắt giảm nhân sự, cách cắt giảm nhân sự.

Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                 …, ngày… tháng… năm

THÔNG BÁO

(V/v cắt giảm nhân sự)

Kính gửi: Ông/Bà……

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số:… ngày …tháng … năm…. (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ….(sau đây gọi là “Công ty”) với ông/bà …(sau đây gọi là “Người lao động”).

Căn cứ Biên bản cuộc họp:……ngày…/…./…về việc thông báo cho người lao động về việc công ty thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự do …..

Sau đây, Công ty xin thông báo đến ông/bà … các nội dung sau đây:

Chấm dứt hợp đồng với ông/bà: …

Chức vụ/Vị trí việc làm: …

Thời gian: Kể từ ngày …/…/…

Lý do về việc chấm dứt hợp đồng: …

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ tài sản, các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công việc tại công ty.

Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty sẽ thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động mà công ty chưa thanh toán. Đồng thời, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các loại giấy tờ khác đã giữ của người lao động. Ngoài ra còn có thể cung cấp thêm bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động cần.

Trên đây là thông báo của công ty về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông/bà: …Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

– Ông/bà: …(thực hiện);

– Phòng: …(thực hiện);

– Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Quy định về cách cắt giảm nhân sự:

Cắt giảm nhân sự là việc doanh nghiệp cùng lúc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với nhiều người lao động (từ 02 người trở lên). Để thực hiện cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ đầy đủ theo các bước, trình tự nhất định. Đối với từng trường hợp cụ thể, cách cắt giảm nhân sự cũng khác nhau. Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, các cách cắt giảm nhân sự đúng luật cho người sử dụng lao động như sau:

Do doanh nghiệp gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh:

Bước 1: Doanh nghiệp phải thực hiện ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động bằng văn bản.

+ Doanh nghiệp phải ra thông báo với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Báo trước ít nhất 45 ngày so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

+ Doanh nghiệp phải ra thông báo cắt giảm nhân sự với người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

+ Đối với người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng, thì doanh nghiệp phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

Bước 2: Doanh nghiệp ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động khi đến hạn và tiến hành thanh lý hợp đồng lao động.

Do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ, gặp lý do kinh tế; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động

Phương án sử dụng lao động phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yếu tố nhất định sau đây:

+ Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

+ Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

+ Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

+ Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Bước 2: Doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động trao đổi và thông báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan.

Trong trường hợp không giải quyết được việc làm cho người lao động mà phải cho họ nghỉ việc thì doanh nghiệp phải báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Bước 3: Thực hiện phương án sử dụng lao động.

Bước 4: Thanh lý hợp đồng lao động với người lao động thuộc diện cắt giảm nhân sự.

Khi nào được tiến hành cắt giảm nhân sự:

Bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận về vấn đề việc làm giữa người lao động người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động đó, các bên sẽ thống nhất thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến hoạt động lao động: Công việc cụ thể, thời gian làm việc, tiền lương, quyền và trách nhiệm của các bên.

Pháp luật thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng này. Do đó, khi muốn tiến hành cắt giảm nhân sự, pháp luật quy định người lao động phải chứng minh được những lý do cắt giảm nhân sự. Đồng thời, những lý do cắt giảm phải thuộc những trường hợp pháp luật cho phép.

Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật, người lao động phải tiến hành cắt giảm nhân sự đối với người lao động. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

Như vậy, theo quy định tại điều luật này, doanh nghiệp chỉ được phép cắt giảm nhân sự chứng minh được việc doanh nghiệp của họ đang bị rơi vào những trường hợp đặc biệt nêu trên. 

Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi bị cắt giảm nhân sự: 

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, khi thực hiện cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm nhất định với người lao động. Cụ thể như sau:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (trong một số trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 ngày), người lao động sẽ được thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Bao gồm: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

–  Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để người lao động giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. Tức công ty, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được chốt và rút sổ. Đồng thời, phía bên doanh nghiệp, công ty phải có trách nhiệm trả các giấy tờ khác cho người lao động, cung cấp các bản sao các tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu như người lao động có yêu cầu.

Thực tế, cắt giảm nhân sự là điều mà các công ty, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều không mong muốn xảy ra. Hiện nay, sau dịch bệnh Covid, nền kinh tế lạm phát, thực trạng rất nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự khi dịp tết cận kề. Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp khó khăn bắt buộc, người sử dụng lao động có quyền cắt giảm nhân sự theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm đến hướng giải quyết của các doanh nghiệp này đối với người lao động.

Theo đó, doanh nghiệp phải tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động được hưởng các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Đồng thời, tạo điều kiện để người lao động chốt, rút sổ, phục vụ cho công việc tiếp theo. Nếu tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định nêu trên, các doanh nghiệp cùng Nhà nước đã phối hợp hỗ trợ để bảo vệ đến mức tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý hoạt động lao động của cơ quan Nhà nước đạt được kết quả tốt nhất.

cắt giảm nhân sự
cắt giảm nhân sự

Người lao động mất việc do cắt giảm nhân sự có được bồi thường không?

Có nhiều lý do để cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động, còn trường hợp cắt giảm nhân sự tuân theo Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 hoặc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì doanh nghiệp không phải bồi thường.

Do đó, làn sóng cắt giảm nhân sự hiện nay đa số vì lý do khủng hoảng kinh tế đã xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động 2019 nhưng không thể cứu vãn thì những doanh nghiệp đó sẽ không phải bồi thường khi cắt giảm nhân sự. Nhưng doanh nghiệp phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo Điều 47 Bộ Luật lao động 2019 như sau:

– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Ngoài ra, người lao động bị cắt giảm sẽ được thanh toán các quyền lợi theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019 như sau:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

– Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy định cắt giảm nhân sự. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139