Cách xử lý đòi nợ

cách xử lý đòi nợ

Đời sống kinh tế khó khăn khiến cho vay tiền là nhu cầu của rất nhiều người. Thế nhưng có trường hợp vay tiền xong không có khả năng chi trả dãn đến cá nhân, tổ chức cho vay thuê xã hội đen, giang hồ đòi nợ thuê.

Vậy người vay làm thế nào để có thể nhận diện những cách đòi nợ của xã hội đen và cần làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? cách xử lý đòi nợ? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Những cách đòi nợ của xã hội đen

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp túng thiếu mà đi vay tiền của xã hội đen để trang trải hoặc để trả nợ cho các khoản nợ khác. Với nguyên tắc có nợ thì phải trả nhưng những cách đòi nợ như thế nào thì đúng với quy định của pháp luật. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn những cách đòi nợ của xã hội đen thường sử dụng để từ đó các bạn có căn cứ và nên làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ nếu họ làm trái với pháp luật.

Thứ nhất: Thực hiện “nã” điện thoại để đòi nợ

Đối với ngân hàng, những khoản vay đã quá hạn nhưng người vay vẫn chưa trả thì được coi là nợ xấu. Những khoản vay quá hạn sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau, sau đây là 5 loại cơ bản mà các bạn cùng tham khảo:

Loại 1, khoản vay đã quá hạn dưới 10 ngày

Loại 2, khoản vay đã quá hạn 10- 90 ngày

Loại 3, khoản vay đã quá hạn 90- 120 ngày

Loại 4, khoản vay đã quá hạn 120- 260 ngày

Loại 5, khoản vay quá hạn trên 1 năm

Mức độ nợ quá hạn sẽ phụ thuộc vào tài sản đảm bảo hoặc vật giá trị mà người đi vay đưa ra để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ tại ngân hàng. Hiểu theo một cách khác, những trường hợp nợ loại 1, 2 sẽ được coi là nợ quá hạn mức độ nhẹ và sẽ không nghiêm trọng bằng mức độ nợ loại 3,4,5.

Trong trường hợp đã bị quá hạn ở mức độ 1, 2 thì ngân hàng sẽ gọi điện nhắc nhở cá nhân tổ chức để thông báo về kỳ hạn trả nợ sắp tới. Nếu gọi điện nhắc nhở nhẹ nhàng mà người vay vẫn không thực hiện trả nợ theo đúng nghĩa vụ thì nhân viên có thể phải “nã” liên tiếp để thúc giục họ trả tiền.

Thứ hai, “ăn vạ ngược”, đòi nợ thuê hay giang hồ

Phương thức “ăn vạ ngược” được coi là mức phạt hiệu quả hơn so với loại thứ nhất, cách đòi nợ này sẽ được sử dụng khi người vay có khoản vay đã quá hạn từ 90 ngày đến 1 năm, hay thuộc vào loại nợ xấu 3, 4, 5.

“Ăn vạ ngược” là cách mà nhân viên đòi nợ đến đơn vị, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã vay nợ để ngồi ở đó nhiều giờ, nhiều ngày cho đến khi họ đưa tiền và nhận được tiền nợ hoặc có cam kết cụ thể về ngày trả nợ thì sẽ quay trở về ngay lập tức.

“Ăn vạ ngược” là cách đòi nợ mà ngân hàng không khuyến khích nhưng đó là nghiệp vụ riêng đối với nhân viên ngân hàng trong việc thông báo, yêu cầu, đôn đốc khách trả nợ.

Thứ ba, khiến cho “con nợ” cảm thấy xấu hổ

Đây được coi là cách đòi nợ đánh vào tâm lý của người đi vay nhanh nhất và mạnh mẽ nhất. Thông thường, khi đến ngân hàng vay thì người đi vay sẽ cần có một khoản tài sản thế chấp như nhà, sổ đỏ, xe ô tô và các tài sản có giá trị khác, đó được gọi là vay thế chấp. Tuy nhiên, gần đây, ngân hàng đã có rất nhiều loại hình cho vay khác nhau, trong đó phải kể đến loại hình vay tín chấp, đây là hình thức vay mà người đi vay dùng tài sản thế chấp. Đây là khoản vay được coi là khó thu hồi lại tiền nhất vì khoản vay này chủ yếu là cho vay nhỏ với mục đích tiêu dùng.

Để đòi được khoản nợ này, nhân viên cần phải thực hiện sử dụng những biện pháp để khiến cho “con nợ” cảm thấy xấu hổ để nhằm đánh vào tâm lý với việc khoản vay nhỏ như vậy nhưng vẫn không trả nổi.

Với cách đòi nợ này, nhân viên sẽ gửi thông báo về nơi cư trú và làm việc của “con nợ” để mọi người cùng biết. Đối với những người làm công việc liên quan đến cơ quan nhà nước hay những người sử dụng danh tiếng để kiếm tiền thì việc làm này sẽ rất dễ thu hồi được tiền từ họ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Thứ tư, thực hiện “quăng” xích khóa xe

Nếu đối với tội phạm bỏ trốn, công an sẽ thực hiện biện pháp quăng lưới để bắt xe của hung thủ đó. Trong ngân hàng cũng không ngoại lệ, nhân viên ngân hàng sẽ phải cảnh giác và phải “rình” những chiếc xe của con nợ để khóa lại và đợi bên liên quan đến trả số nợ đó.

Hiện nay, bắt xe được coi là cách dễ nhất để tiếp cận con nợ và dễ nhiều so với việc bắt tài sản khác như nhà, đất. Vì có nhiều trường hợp, nhân viên đòi nợ đến nhà của người dân mà bị mọi người xung quanh không chấp nhận và đuổi ra khỏi làng, đây là một trong những trường hợp mà bên phía ngân hàng thường xuyên gặp phải.

Thứ năm, hành động kiểu xã hội đen

Việc hành động kiểu xã hội đen sẽ không được phía pháp luật công nhận và phía ngân hàng sẽ không có chuyện đó xảy ra vì điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, danh tiếng của công ty.

Trường hợp sử dụng xã hội đen để đòi nợ có thể xảy ra khi cá nhân nhân viên của ngân hàng lấy uy tín của mình để cho khách hàng vay vốn. Nếu người đi vay không trả được nợ thì nhân viên đó sẽ bị đuổi việc, nên để tránh trường hợp đó xảy ra, nhân viên sẽ thuê xã hội đen hoặc giang hồ đến nhà đòi nợ.

Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Anh Hải (TP. Hải Phòng) có câu hỏi làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ như sau:

Thưa luật sư, chuyện là em trai tôi đã giấu gia đình đi vay tiền của xã hội đen để chơi cờ bạc. Đến nay, em đã bỏ trốn và không ai biết đang ở đâu. Số tiền nợ đó đang đổ dồn vào gia đình tôi và mọi người đang khó khăn, không thể gánh số nợ đó được.

Mấy ngày nay, nhà tôi hay bị đe dọa bởi những tin nhắn thô tục và cuộc gọi lạ yêu cầu trả đủ số tiền cả gốc và lãi, cách 1 hôm lại có 1 nhóm người xã hội đen đến đòi nợ, mang cả dao, gậy, vừa đi vừa đập đồ đạc trong nhà.

Mọi người trong gia đình ai nấy đều rất sợ hãi và lo lắng. Vậy bây giờ tôi và gia đình nên làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ một cách quá đáng như vậy đây?

Trả lời

Luật sư tư vấn làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ:

Với thông tin mà bạn cung cấp ở trên, chúng tôi thấy được những vấn đề như sau:

Thứ nhất, hành vi xã hội đen đến gia đình bạn gây rối, làm ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người là hành vi gây rối trật tự công cộng. Đối với hành vi này sẽ được xử phạt như sau;

cách xử lý đòi nợ
cách xử lý đòi nợ

Căn cứ theo điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;…

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;”

Ngoài ra, căn cứ theo điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

Thứ hai, làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ với những hành vi đe dọa?

Căn cứ theo khoản 1 điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 có quy định về hành vi đe dọa giết người như sau:

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Với câu hỏi nên làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ của bạn, chúng tôi xin phép kết luận như sau: Đối với trường hợp của bạn đã không nêu rõ về cách xã hội đen đến làm việc với gia đình như thế nào. Chúng tôi không biết liệu họ có hành vi quấy rối, xúc phạm đến quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của gia đình không nên sẽ không thể xác định được mức tội mà họ gây ra.

Tuy nhiên, nếu họ có hành vi, cử chỉ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng. Nếu có mang theo đồ vật, công cụ trong sinh hoạt đến để đánh nhau hoặc có hành vi cố tình gây thương tích sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Không chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính, người có hành vi gây rối kèm theo là hành vi đe dọa đến người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe doạ giết người. Như vậy, trong trường hợp của bạn, những người xã hội đen chắc chắn đã có hành vi gây rối trật tự công cộng nên bạn hãy đến cơ quan cấp huyện thực hiện khai báo để có thể bảo vệ chính bản thân bạn và gia đình khỏi những mối nguy hại không đáng có.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách xử lý đòi nợ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139