Các loại vốn doanh nghiệp

các loại vốn doanh nghiệp

Trong quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta thường gặp các thuật ngữ vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn góp, vốn pháp định, vốn để ký quỹ… Tại bài viết này Luật Trần và Liên Danh xin được tư vấn và làm rõ các loại vốn doanh nghiệp.

Vốn là gì?

Ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có những định nghĩa cũng như cách nhìn khác nhau về vốn, tuy nhiên hiểu đơn giản nhất là: Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn thì có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh và phát triển.

Thực tế, đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào dù đang hoạt động hay mới thành lập thì vốn có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp.

Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về vai trò của vốn. Đề bắt đầu hoạt động kinh doanh vai trò của vốn rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể:

Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Vốn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.

Bên cạnh đó vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.

Vốn là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.

Vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Với những vai trò trên cho ta thấy vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng sử dụng vốn như thế nào cũng quan trọng không kém bởi nếu bạn sử dụng thông minh, phát huy được hết những tiềm lực và vai trò của chúng thì chắc chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có sự khác biệt và tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và những ưu nhược điểm hay lợi thế cạnh tranh khác nhau mà lựa chọn phương thức sử dụng vốn hiệu quả, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Thời hạn góp vốn điều lệ: Theo quy định pháp luật, thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và thời hạn góp vốn điều lệ được ghi nhận tại Điều lệ của doanh nghiệp.

Mức vốn điều lệ: Pháp luật không quy định mức tối đa hoặc tối thiểu của vốn điều lệ, căn cứ vào điều kiện pháp đáp ứng của từng ngành nghề kinh doanh, phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp. Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định về mức vốn tối thiểu phải có để được phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn tối thiểu quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đó.

Thay đổi vốn điều lệ: khi thành lập doanh nghiệp, bắt buộc phải kê khai ngay vốn điều lệ ban đầu. Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ và phải làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn pháp định của doanh nghiệp

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Khái niệm được quy định tại Luật doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực và Luật doanh nghiệp 2014 không ghi nhận khái niệm về vốn pháp định này, cũng không có văn bản nào quy định chi tiết về khái niệm vốn pháp định. Tuy nhiên, thuật ngữ vốn pháp định vẫn được sử dụng ở các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh của một số ngành nghề có điều kiện về vốn như Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,…

Mức vốn pháp định: Mức vốn pháp định được quy định khác nhau tùy theo điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề về quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau. Mức vốn pháp định bao giờ cùng bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Ví dụ về mức vốn pháp định thường gặp như sau:

Mức vốn pháp định

Ngành nghề

Văn bản pháp luật chuyên ngành

20.000.000.000 VNĐ

Kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản 2014

5.000.000.000 VNĐ

Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

50.000.000.000 VNĐ

Dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt

5.000.000.000 VNĐ

Dịch vụ kiểm toán

Nghị định 17/2012/NĐ-CP

Thời hạn góp đủ vốn pháp định: khi đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp phải đảm bảo góp đủ vốn tối thiểu theo luật định để được ghi nhận kinh doanh ngành nghề và cấp các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Vốn ký quỹ của doanh nghiệp

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. (Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015).

Vốn ký quỹ cũng không được ghi nhận khái niệm chi tiết tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm ký quỹ và quy định về ký quỹ trong các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề đặc thù, thì vốn ký quỹ là số tiền theo quy định pháp luật mà doanh nghiệp phải nộp vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm thực hiện hoạt động kinh doanh có điều kiện.

Mức ký quỹ: Mức vốn pháp định được quy định khác nhau tùy theo điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề về quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau. Mức vốn ký quỹ bao giờ cùng bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp.

Ví dụ về một số mức vốn ký quỹ:

Mức vốn ký quỹ

Ngành nghề

Văn bản pháp luật chuyên ngành

  100.000.000 đồng

Kinh doanh lữ hành nội địa

Luật du lịch, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

  250.000.000 đồng

Kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi inbound

  500.000.000 đồng

Kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi outbound

1.000.000.000 đồng

Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định 126/2007/NĐ-CP

  300.000.000 đồng

Kinh doanh dịch vụ việc làm

Nghị định 52/2014/NĐ-CP

2.000.000.000 đồng

Cho thuê lại lao động

Nghị định 29/2019/NĐ-CP

  200.000.000 đồng

Sản xuất phim

Nghị định 142/2018/NĐ-CP

các loại vốn doanh nghiệp
các loại vốn doanh nghiệp

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

Khái niệm vốn đầu tư hiện nay chủ yếu áp dụng đối với các dự án đầu tư nước ngoài và một số dự án đặc thù của doanh nghiệp có vốn Việt Nam:

Theo quy định tại Luật đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư 2014 thì:

Vốn đầu tư là: là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư của dự án gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động.

Vốn đầu tư của dự án là vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập để thực hiện dự án đầu tư thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Vốn đầu tư được sử dụng phổ biến hơn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư là vốn được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho từng dự án của một doanh nghiệp.

Thời hạn góp vốn đầu tư

Thời hạn góp vốn đầu tư được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đối với dự án thành lập mới, thời hạn này thông thường đúng bằng thời hạn góp vốn điều lệ: 90 ngày để từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức thực hiện dự án. Đối với các dự án thay đổi vốn đầu tư, thời hạn góp vốn được ghi nhận theo thời hạn mà nhà đầu tư đăng ký góp vốn.

Mức vốn đầu tư: Pháp luật không quy định mức tối đa hoặc tối thiểu của vốn đầu tư, căn cứ vào điều kiện pháp đáp ứng của từng ngành nghề kinh doanh, phương án đầu tư mà doanh nghiệp đăng ký mức vốn đầu tư phù hợp. Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định về mức vốn tối thiểu phải có để được phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì mức vốn đầu tư không được thấp hơn mức vốn tối thiểu quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đó.

So sánh vốn đầu tư và vốn điều lệ

Vốn đầu tư và vốn điều lệ đều là tài sản hoặc tiền mặt mà nhà đầu tư dùng vào để hoạt động kinh doanh. Có những trường hợp vốn điều lệ sẽ bằng với vốn đầu tư khi doanh nghiệp chỉ có duy nhất một dự án và doanh nghiệp chính là tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đó.

Tuy nhiên, vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp của nhà đầu tư vào dự án mà không cần tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp còn vốn đầu tư được ghi nhận tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho từng dự án của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về các loại vốn doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139