Nội quy lao động là quy tắc xử sử của doanh nghiệp trên cơ sở tinh thần của pháp luật lao động. Nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách nhanh chóng và thuận lợi, Công ty Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng đăng ký nội quy lao động như sau:
Đối tượng phải đăng ký nội quy lao động là gì?
Công ty bạn là công ty cổ phần có sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên nên thuộc trường hợp phải đăng ký nội quy lao động
Thời hạn đăng ký Nội quy lao động: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
– Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại Phòng LĐTBXH cấp Quận/Huyện hoặc tại Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký NQLĐ tại Sở LĐTBXH cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh.
Quy trình đăng ký nội quy lao động:
Hồ sơ gồm:
Công văn gửi Phòng LĐTBXH về việc đăng ký NQLĐ;
Quyết định của người đại diện theo pháp luật của công ty về việc ban hành NQLĐ.
Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Nội quy lao động (lưu ý: ở trang 1 của NQLĐ phải có phần tên, địa chỉ công ty, và phải đóng giáp lai NQLĐ).
Công văn gửi Liên đoàn lao động Quận/huyện về việc đóng góp ý kiến NQLĐ;
Biên bản góp ý của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đối với Doanh nghiệp đã có ban chấp hành công đoàn cơ sở, đối với Doanh nghiệp chưa có BCH Công đoàn cơ sở thì xin biên bản góp ý tại Công đoàn trực tiếp cấp trên.
Biên bản lấy ý kiến người lao động đối với doanh nghiệp đã có BCH Công đoàn cơ sở.
Trình tự đăng ký nội quy lao động
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên và nộp cho Phòng LĐTBXH quận/huyện hoặc Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố.
Bước 2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký NQLĐ cho Doanh nghiệp.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu phát hiện NQLĐ có quy định trái pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo cho người sử dụng lao động biết và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại NQLĐ.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Mức phạt do không đăng ký nội quy lao động.
Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì:
Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;
đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.
Các khoản tiền được nhận khi nghỉ việc ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Hàng tháng người lao động đều phải trích ra 10,5% tiền lương của mình để đóng các loại bảo hiểm, khi nghỉ việc người lao động sẽ được nhận các khoản trợ cấp từ việc đã đóng bảo hiểm như: trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm một lần nhưng không phải người lao động nào cũng thực sự hiểu hết quyền lợi của mình, hoặc lại hiểu sai quy định về các khoản trợ cấp này, những lý do này dẫn đến người lao động đã tự mình làm mất quyền lợi của mình.
Tôi nghỉ việc thì được nhận những khoản tiền nào? nhận bao nhiêu, làm sao để nhận? là câu hỏi chung của phần lớn người lao động? Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Dựa trên những quy định của pháp luật, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lợi ích vật chất (tiền) mà người lao động được nhận khi nghỉ việc căn cứ quy định của Bộ luật lao động năm 2019; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật Việc làm năm 2013, cụ thể:
Thứ nhất, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động có thể được hưởng trợ cấp thôi việc do chính công ty chi trả. Để được hưởng khoản trợ cấp này, người lao động cần đáp ứng điều kiện sau:
Điều 46. Trợ cấp thôi việc
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thời gian làm việc thực tế bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Thời gian làm việc thực tế bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Thứ hai: lãnh trợ cấp thất nghiệp, để được nhận trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng và phải chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật đồng thời phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian nộp hồ sơ: trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (nếu không nộp hồ sơ trong thời hạn 3 tháng thì sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và phải bảo lưu đến lần sau đủ điều kiện mới nhận được)
Về thời gian hưởng: được tính theo năm đóng bảo hiểm thất nghiệp (đóng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng trợ cấp 3 tháng, sau đó cứ đóng đủ 12 tháng thì được cộng thêm một tháng trợ cấp và tối đa không quá 12 tháng)
Mức hưởng: bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động.
Về hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm:
Đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (tham khảo tại đây: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất)
Sổ bảo hiểm xã hội
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động (có thể nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực)
Nghĩa vụ của người lao động: hàng tháng phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm, nếu trường hợp không thông báo thì sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp của tháng không thông báo, thậm chí có thể bị chấm dứt hưởng, tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn: Tạm dừng và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thứ ba: Bảo hiểm xã hội một lần
So với hai khoản trợ cấp trước thì khoản bảo hiểm một lần sẽ được trả chậm hơn, bảo hiểm xã hội một lần được trả cho người lao động kh cái người lao động thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
Chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, sau khi nghỉ việc chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc.
Đóng đủ 20 năm BHXH và đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhưng ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Hồ sơ cần nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội:
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (tải tại đây: Mẫu đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần bản cập nhật mới nhất)
Sổ bảo hiểm xã hội
Mức hưởng:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy trình đăng ký nội quy lao động. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.