Các khoản phụ cấp phải đóng bhxh

các khoản phụ cấp phải đóng bhxh

Bên cạnh lương, thưởng cuối năm thì các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2023 cũng là vấn đề được nhiều người lao động, doanh nghiệp quan tâm trong những ngày cuối năm.

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, gồm:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Ví du:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội ?

Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ; Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.

Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương đóng BHXH cụ thể như sau:

“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc”.

Đối tượng người lao động nước ngoài có thuộc diện bắt buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội ?

Kính thưa Luật sư: NLĐ nước ngoài chuyển từ Nhật Bản sang, chỉ có giấy phép lao động không có hợp đồng lao động (theo hình thức di chuyển nội bộ) thì công ty có phải đóng BHXH cho NLĐ đó không? NLĐ nước ngoài 61 tuổi có thuộc đối tượng phải đóng BHYT, BH thất nghiệp hay không?

Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối với NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Đặc biệt mới đây, Nghị định số 143/ 2018/ NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2018.

Tuy nhiên, đến nay việc doanh nghiệp thực hiện tham gia BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài vẫn chưa thực hiện do chưa có thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành. Và thực tế, khi áp dụng Nghị định này vào những tình huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra bối rối và vướng mắc khi thực hiện.

Có thể thấy, điều đại diện các doanh nghiệp băn khoăn nhiều nhất là rào cản về ngôn ngữ khi tham gia BHXH đối với NLĐ nước ngoài. Khó khăn lớn nhất khi NLĐ nước ngoài tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các cơ sở y tế thì những cơ sở y tế này chưa hướng dẫn các mức hưởng bằng tiếng nước ngoài hoặc có cán bộ chuyên môn phụ trách đảm nhiệm.

Trong khi NLĐ nước ngoài đến từ nhiều quốc gia và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, nếu người nước ngoài đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở quốc tế thì chi phí rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của quỹ BHXH. Đồng thời, NLĐ nước ngoài làm việc có thời gian không dài theo quy định để hưởng chế độ BHXH nên việc giải quyết thủ tục gặp khó khăn.

Căn cứ Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

các khoản phụ cấp phải đóng bhxh
các khoản phụ cấp phải đóng bhxh

Những người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 11/NĐ-CP; NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019.

Về vấn đề mức đóng và phương thức đóng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động.

Từ ngày 1/1/2020, ngoài việc đóng vào quỹ ốm đau thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì hàng tháng người sử dụng lao động đóng 14%; NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Còn đối với trường hợp NLĐ nước ngoài nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi ở các doanh nghiệp nếu còn hợp đồng lao động, vẫn đóng BHYT, BHXT, BH thất nghiệp bình thường.

Nghị định này còn mới, chính thức có hiệu lực vào tháng 1/12/2018, do đó các thông tư và văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam trong thời gian tới đến các đơn vị và doanh nghiệp cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó:

Đối tượng tham gia:

Từ ngày 01/12/2018, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

Đối tượng không thuộc đối tượng tham gia BHXH

NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

“Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.”

Mức đóng, mức tiền lương tháng đóng

NSDLĐ quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ như sau:

+ Quỹ ốm đau và thai sản (3%)

+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (0,5%)

+ Từ ngày 01/01/ 2022 quỹ hưu trí và tử tuất (14%).

NLĐ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Tiền lương tháng đóng BHXH được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Đối với NLĐ giao kết HĐLĐ nhiều người sử dụng lao động:

NLĐ mà giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ và thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc thì NLĐ và NSDLĐ chỉ đóng BHXH đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì NSDLĐ phải đóng theo từng HĐLĐ đã giao kết.

Chế độ BHXH:

NLĐ là người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí và tử tuất.

Chế độ BHXH một lần:

NLĐ có quyền được hưởng BHXH một lần mà không cần điều kiện sau 1 năm không tham gia BHXH kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

NLĐ là người nước ngoài đang hưởng lương lưu

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Người lao động được hưởng trợ cấp một lần nếu có nguyện vọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về các khoản phụ cấp phải đóng bhxh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139