Thuế thu nhập cá nhân hiện nay được nhiều quý bạn đọc quan tâm, liên quan đến các vướng mắc như đối tượng nào phải nộp thuế, thu nhập bao nhiêu phải nộp thuế, trường hợp nào được miễn, giảm thuế… để giải đáp cho vấn đề này, Luật Trần và Liên Danh xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: biểu luỹ tiến thuế thu nhập cá nhân.
Thuế lũy tiến là gì?
Thuế lũy tiến trong tiếng Anh là Progressive tax. Thuế lũy tiến là loại thuế áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với người có thu nhập thấp và thuế suất cao hơn đối với những người có thu nhập cao, dựa trên khả năng chi trả của người nộp thuế. Điều đó có nghĩa là thuế lũy tiến chiếm tỉ lệ lớn hơn từ những người có thu nhập cao so với những người có thu nhập thấp.
Hiểu theo cách đơn giản, thuế lũy tiến là loại thuế có tỉ suất thuế bình quân tăng khi thu nhập tăng.
Biểu thuế lũy tiến là gì?
Biểu thuế lũy tiến là cơ cấu thuế được đánh theo tỷ lệ tăng dần khi thu nhập tăng theo. Mức tăng thuế suất tăng khi người nộp thuế chuyển từ nhóm thuế thấp hơn sang nhóm cao hơn.
Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật thuế thu nhập cá nhân, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Biểu thuế toàn phần
Thu nhập tính thuế |
Thuế suất (%) |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
5 |
Thu nhập từ trúng thưởng |
10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
0,1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
2 |
Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật
Theo quy định có rất nhiều loại thuế sẽ phát sinh tùy vào sản phẩm và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Bạn cần lưu ý thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin, tới cơ quan thuế tại nơi có cơ sở kinh doanh để tìm hiểu thêm thông tin về cơ sở kinh doanh của mình.
– Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định:
“Điều 2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.….”
Khoản 1 Điều 3 cũng quy định:
“Điều 3: Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật …”
Do vậy, anh là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ tính thuế được văn bản pháp luật quy định chi tiết. Anh có thể tham khảo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân và trường hợp minh họa tính thuế sau:
“Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
Thuế suất
Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.”
Ví dụ : Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
– Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng – 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
– Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20,4 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
– Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Phân biệt giữa thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần và thuế suất theo biểu thuế toàn phần
Để phân biệt thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần, chúng ta căn cứ vào những tiêu chí được nêu trong bảng sau đây:
Tiêu chí |
Thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến từng phần |
Thuế suất theo Biểu thuế toàn phần |
Khái niệm |
Biểu thuế lũy tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc khác nhau, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng. Thuế suất sẽ tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế sẽ được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng với từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc. |
Thuế lũy tiến toàn phần cũng giống với thuế luỹ tiến từng phần vì cũng được tính gồm nhiều bậc khác nhau. Mức thuế suất sẽ ứng với mỗi bậc và thuế suất sẽ dần tăng lên khi cơ sở tính thuế tăng. Tuy nhiên, số thuế bạn phải đóng sẽ được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương ứng. |
Trường hợp áp dụng |
Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần vào tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong trường hợp sau: Áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. |
Mức thuế suất toàn phần áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cụ thể như sau: Thu nhập từ đầu tư vốn; Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; Thu nhập từ trúng thưởng; Thu nhập từ thừa kế, quà tặng; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. |
Bậc thuế |
Có 07 bậc thuế. Căn cứ vào phần thu nhập tính thuế/tháng mà có các bậc thuế sau: Thu nhập tính thuế/tháng đến 05 triệu đồng thuế suất 5%; Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng thuế suất 15%; Trên 05 – 10 triệu đồng thuế suất 10%; Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng thuế suất 25%; Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng thuế suất 20%; Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng thuế suất 30%; Trên 80 triệu đồng/tháng thuế suất 35%. |
Chỉ có 01 mức thuế suất. Ví dụ: Thu nhập từ đầu tư vốn là 5%; Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là 20%; Thu nhập từ trúng thưởng là 10%; Thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10%. |
Cách tính |
Tổng số thuế phải nộp được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng. Được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. |
Thuế suất lũy tiến toàn phần tính toán đơn giản hơn. Để tính được thuế suất toàn phần lấy tổng thu nhập thuế (x) với một thuế suất thống nhất. |
Ví dụ |
Ví dụ: Gia đình chị Hoa kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, với thu nhập 28 triệu đồng/tháng. Tiến hành tính thuế thu nhập từ cho thuê nhà 28 triệu đồng, ta dùng bậc thuế lũy tiến từng phần từ 18 – 32 triệu đồng, thuế suất 20%. Nhưng chú ý, các bậc thuế suất ở bậc trước sẽ thấp hơn bậc sau nên sẽ khác nhau: Tính thuế bậc 1: 5 triệu đồng, thuế suất 5% => Thuế bắt buộc phải nộp là 250.000 đồng. Tính thuế bậc 2: Trên 5 đến dưới 10 triệu đồng, thuế suất 10% => Thuế phải nộp là 500.000 đồng. Do trừ đi 5 triệu đồng đã nộp ở bậc 1, nên còn 5 triệu đồng x 10%. Tính tương tự với các bậc còn lại. |
Ví dụ: Anh A trúng thưởng 100 triệu đồng, thì thu nhập tính thuế là 90 triệu đồng (thu nhập tính thuế từ quà tặng là giá trị vượt trên 10 triệu đồng). Thuế thu nhập cá nhân mà anh A phải nộp là 90 x 10% = 09 triệu đồng. Còn nếu áp dụng thuế lũy tiến từng phần thì phải lấy tổng (x) với số thuế suất ở mỗi bậc; và ở mỗi bậc lại cho ra những kết quả khác nhau. Như vậy, cách tính có phần phức tạp hơn. |
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về biểu luỹ tiến thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.