Hiện nay nhu cầu về sở hữu bất động sản ngày càng tăng cao. Nhưng vì giá trị tài sản này lớn, nên các bên có thể góp vốn để sở hữu chung, hoặc đầu tư vào dự án.
Hợp đồng góp vốn mua đất là một hợp đồng dân sự, có thể giao hết bằng lời nói, hành vi và văn bản. Nhưng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên thì Hợp đồng này thường được giao kết bằng văn bản. Vậy mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nền là gì? Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung của loại hợp đồng này.
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Hợp đồng góp vốn mua đất là hợp đồng dân sự, thể hiện sự thoả thuận của các bên về nghĩa vụ góp vốn và sử dụng tài sản góp vốn vào mục đích mua đất.
Hợp đồng góp vốn mua đất có phải công chứng không?
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên về xác lập quyền lợi, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng này có thể xác lập bằng hành vi, lời nói và văn bản chứ không nhất định bằng một hình thức nhất định.
Hiện nay theo pháp luật Dân sự không quy định hợp đồng góp vốn (tiền) có mua đất phải công chứng. Nhưng trên thực tế, hợp đồng góp vốn mua đất thì mỗi bên đều góp với giá trị lớn. Nên để đảm bảo quyền lợi của chính mình khi xảy ra tranh chấp thì vẫn nên đi công chứng, chứng thực.
Hợp đồng góp vốn mua đất nền
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— ***** ——–
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)
Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày ………………..tại…………………………………………………….
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch:………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: …………………..ngày cấp……………Nơi cấp……………….
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………
2.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch:………………………….
Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp……………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………….
- Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
- Mục đích góp vốn:………………………………………………………………………………
- Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:
……………………………………………………………………………..
- Thời hạn góp vốn:
……………………………………………………………………………
- Cử người quản lý phần vốn góp:
………………………………………………………………………………
- Cam kết của các bên:
………………………………………………………………………………
- Nguyên tắc chia lợi nhuận:
…………………………………………………………………………………
- Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;
Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Sự cam đoan giữa các bên tham gia
Bên A cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
- Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất.
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác……………………
Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác…………………..
- Điều khoản cuối cùng
- Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên
BÊN A BÊN B
Những rủi ro rất có khả năng gặp khi làm hợp đồng đầu tư góp vốn mua đất dự án
Những rủi ro không may có khả năng gặp phải
Hợp đồng này có bản chất là sự thỏa thuận hợp tác giữa phía 2 bên tham gia. thông thường, hợp đồng thường do chủ đầu tư soạn thảo. Vì thế, nếu người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm tay nghề hay không cân nhắc kỹ, rất dễ gặp phải các điều khoản lỏng lẻo, gây bất lợi cho mình.
Tính pháp lý chưa hoàn thiện
thực tiễn những quy chế về kinh doanh thương mại bất động sản nhà đất dưới hình thức này chưa được hoàn thiện về pháp lý. cho nên vì vậy, quyền và trách nhiệm giữa 2 bên rất dễ xảy ra tranh chấp do không được ràng buộc chặt chẽ. khách hàng có thể bị chiếm dụng vốn nếu gặp phải những chủ đầu tư không uy tín.
hợp đồng này tồn tại dưới hình thức góp vốn – hợp tác ký kết góp vốn đầu tư và phân chia doanh thu. vì vậy, tranh chấp thường được giải quyết theo phía chia doanh số chứ không bồi thường thiệt hại.
Có khả năng mất trắng
các loại đất nền còn nằm ở phía trong dự án bất động sản nên chưa được cấp sổ đỏ chính chủ. các chủ dự án bất động sản sẽ cho phép người mua giao dịch thanh toán theo từng đợt dưới hình thức góp vốn. sau các lần đóng, người tiêu dùng chỉ nhận được những phiếu thu chứ không phải hóa đơn của chủ dự án.
nếu gặp phải những dự án bất động sản lừa đảo, người tiêu dùng sẽ mất trắng tổng thể toàn bộ số tiền. không chỉ có thế, nếu chủ dự án bất động sản gặp phải trở ngại, không có khả năng hoàn thành dự án bất động sản, người tiêu dùng cũng tiếp tục gặp rắc rối vì không thể nhận được tài sản những năm.
Rủi ro khi hợp đồng vô hiệu hóa
nhiều người mua thiếu kinh nghiệm tay nghề trong những giao dịch đã phạm phải vụ việc khi hợp đồng vô hiệu.
hợp đồng sẽ bị kết luận là vô hiệu hóa nếu có các nội dung và mục đích không tuân thủ theo quy định của pháp luật. pháp luật không cho phép việc mua bán nhà chưa có sổ đỏ và còn nằm trên dự án bất động sản.
vì vậy, nếu hợp đồng hợp tác và ký kết nhưng có mục đích mua và bán nhà đất bất động sản không được phép giao dịch thu tiền trước theo quy định tại luật kinh doanh thương mại bất động sản nhà đất thì sẽ bị xem là loại bỏ.
Chú ý khi kí hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án
Thứ 1: trước khi đặt ký hợp đồng, cđt nên đề nghị chủ dự án bất động sản trình bày hồ sơ của mặt hàng và thủ tục pháp lý. quan trọng đặc biệt là chủ đầu tư phải lường trước được tổng thể các tình huống xấu nhất rất có khả năng xảy ra với dự án bất động sản và đưa ra giải pháp. Điều đó nhằm mục đích vạch rõ lịch trình quý người mua sẽ đi qua suốt trong quãng thời khắc góp vốn, từ đây có sự để ý đến và tỉnh táo trước lời chào mời lôi cuốn.
Thứ 2: cđt chưa được đặt hy vọng quá nhiều khi ký hợp đồng góp vốn. hãy lưu ý rằng, nguyên tắc vàng khi đầu tư là lợi nhuận tốt thường đi cùng với rủi ro không may lớn. ông bà ta có câu: “tiền nào của đấy”, hàng rẻ thông thường sẽ có sự việc gì đó bất lợi. vì vậy, thấy mẫu sản phẩm càng hấp dẫn thì mức độ thận trọng càng cao.
Thứ 3: người đầu tư góp vốn cần dữ thế chủ động đàm phán các phụ lục và điều khoản bồi thường khi điều kiện kèm theo bất khả kháng xẩy ra riêng với hợp đồng góp vốn. thông thường không ai mong dự án bất động sản mình đầu tư bị thất bại, chững lại vì vấn đề đó đồng nghĩa với thua lỗ. tuy nhiên, chuẩn bị sẵn sàng càng chu đáo cho tình huống thất bại lại chính là cách cao nhất bảo đảm riêng biệt cho suất góp vốn đầu tư bằng hợp đồng góp vốn này.
Một số vướng mắc thường gặp về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Tải Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất ở đâu?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi là Huỳnh Ngọc B hiện đang sống tại Đông Anh, Hà Nội. Tôi và bạn muốn cùng chung tiền góp vốn mua đất chung để đầu tư. Luật sư cho tôi hỏi có thể tải mẫu hợp đồng góp vốn mua đất trên mạng về sử dụng có được không?
Cảm ơn Luật sư!
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật Trần và Liên Danh xin được giải đáp như sau:
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất mà chỉ có quy định chung về Hợp đồng hợp tác. Trên mạng hiện nay có nhiều mẫu khác nhau như: Thỏa thuận góp vốn mua đất; biên bản góp vốn mua đất; Hợp đồng góp vốn mua đất, Hợp đồng hùn vốn mua đất,…
Những văn bản trên về cơ bản có chứa đựng những nội dung theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên điều bạn cần làm là lựa chọn mẫu thỏa thuận góp vốn chung tiền mua đất phù hợp với trường hợp của mình. Bạn cũng có thể tham khảo nội dung các điều khoản cơ bản trong Hợp đồng góp vốn của Luật Trần và Liên Danh hoặc liên hệ Luật sư theo địa chỉ Hotline để được hỗ trợ soạn thảo văn bản góp vốn hợp tác một cách chính xác, đảm bảo an toàn về pháp lý nhất.
Biên bản góp vốn mua đất có giá trị không?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Năm 2018 tôi có hùn tiền mua đất với bạn thửa đất 5400m2 tại Thạch Thất, Hà Nội. Nay tôi muốn tách ra mỗi người một sổ đỏ nhưng bạn tôi bảo không được. Luật sư cho tôi hỏi “Biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất” giữa tôi với bạn có giá trị pháp lý không? Tôi phải làm sao để được đứng tên trên sổ đỏ ạ?
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật Trần và Liên Danh xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, về giá trị pháp lý của biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất. Văn bản này không có giá trị pháp lý để bạn có thể đứng tên trên sổ đỏ.
Để được đứng tên trên Giấy chứng nhận thì bạn cần tuân thủ điều kiện về hình thức, nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bạn phải là một bên chủ thể trong Hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng.
Thứ hai, về phương án để được đứng tên trên sổ đỏ. Nếu bạn của bạn hợp tác thì bạn có thể đề nghị ký lại hợp đồng chuyển nhượng một phẩn thửa đất cho bạn để tách sổ.
Tuy nhiên việc tách thửa đất cũng cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Còn nếu bạn của bạn không hợp tác thì bạn chỉ có thể khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thỏa thuận hợp tác mua đất. Đề nghị Tòa án giải quyết hậu quả pháp lý theo đúng quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án?
Câu hỏi: Xin chào! hiện nay tôi đang muốn mua đất nền một dự án ở Bắc Ninh. Chủ đầu tư có gửi cho tôi một Mẫu Hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất nền dự án. Luật sư cho tôi hỏi Hợp đồng này có đúng quy định không và tôi phải làm thế nào cho an toàn.
Trả lời: Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn Luật Trần và Liên Danh xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, về Hợp đồng hợp tác góp vốn mà chủ đầu tư gửi bạn. Theo quy định hiện nay thì có thể đây là một dạng của Hợp đồng huy động vốn theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên bạn cần chú ý về điều kiện để được huy động vốn đối với dự án. Bởi nếu đúng quy định thì Hợp đồng bạn ký với chủ đầu tư phải là dạng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Thứ hai, về cách đảm bảo an toàn khi ký Hợp đồng mua đất nền dự án. Hiện nay luật đã có quy định rất rõ điều kiện để chủ đầu tư có thể ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Bạn cần kiểm tra xem dự án mình định mua đã đáp ứng được những điều kiện trên hay chưa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh, Hy vọng mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nền trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn đọc còn bất cứ vấn đề nào vướng mắc hoặc có câu hỏi liên quan đến nội dung tư vấn của chúng tôi. Bạn đọc xin vui lòng liên hệ với qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.