Trình độ dân trí là gì? Mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí là gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về nâng cao dân trí là gì?
Trình độ dân trí là gì?
Khái niệm dân trí đã được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử, đặc biệt, chủ thuyết được cụ Phan Châu Trinh tích cực truyền bá là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, khoảng những năm 1906 – 1908, gắn với các phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục…
Hiện nay, đặt vấn đề “khai dân trí” thì cần hiểu rộng hơn, toàn diện hơn.
Trước kia dân trí được đánh giá là khi một người “biết chữ”.
Theo cách hiểu đơn giản, biết chữ là khả năng đọc, viết và sử dụng số trong ít nhất một phương pháp viết…
Điều này có nghĩa rằng, một người đọc được một văn bản thông thường, viết được chữ và số bằng một loại ngôn ngữ nhất định với một số ký hiệu phổ biến, làm được một số phép toán thông dụng,… thì có thể coi là biết chữ.
Tuy nhiên, hiện trình độ dân trí không chỉ dừng lại ở việc một người biết chữ.
Trong điều kiện hiện nay, trình độ dân trí bên cạnh việc biết chữ thì còn có thể hiểu là khả năng nhận thức của người dân liên quan đến nhiều vấn đề, như:
– Nắm được một cách cơ bản quyền và nghĩa vụ của mình; biết một cách khái quát về các quy định pháp luật cơ bản (nhất là liên quan đến quyền con người, tài sản, luật giao thông,…);
– Có khả năng nhận thức về các nội dung truyền thông của các cơ quan nhà nước và đề đạt ý kiến đến các cấp chính quyền về những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;
– Có khả năng tự bảo vệ trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật;
– Hoặc đơn giản hơn là người đó có thể sử dụng được các phương tiện và thiết bị thiết yếu phục vụ cuộc sống (như tivi, máy lạnh, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại…); soạn và đọc được tin nhắn trên điện thoại hoặc một số loại máy tính; có thể sử dụng mạng internet và một số ứng dụng từ mạng internet (như sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, đọc tin tức, xem video…);
– Có năng lực ứng xử hợp lý với các thông tin sai trái, xấu độc, lệch lạc,… (Tham khảo nguồn thanhuytphcm.vn)
Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm trình độ dân trí như sau:
Dân trí là khái niệm về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng, một nhóm dân cư hoặc đơn giản hơn dân trí là trình độ học vấn trung bình của người dân.
Ngoài ra, còn có thể hiểu dân trí là sự hiểu biết, ý thức về quyền và trách nhiệm của công dân,…
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Nội dung đề cập tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Cụ thể, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau:
– Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
– Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
– Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
– Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
– Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
– Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
– Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí
Theo Luật Giáo dục 2019, mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, còn đề cập việc nâng cao dân trí trong mục tiêu của giáo dục đại học như sau: Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
**Tại Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành:
Về mục tiêu đổi mới: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh….
Khung trình độ quốc gia Việt Nam
Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định:
Bậc trình độ |
Chuẩn đầu ra |
Khối lượng học tập tối thiểu |
Văn bằng, chứng chỉ |
||
Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có: |
|||||
Kiến thức |
Kỹ năng |
Mức tự chủ và trách nhiệm |
|||
1 |
– Kiến thức thực tế và sự hiểu biết trong phạm vi hẹp về một vài công việc của một nghề xác định. |
– Kỹ năng thực hành cơ bản, lao động chân tay, trực tiếp; |
– Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. |
5 Tín chỉ |
Chứng chỉ I |
– Kiến thức cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, học tập nâng cao và chuẩn bị cho công việc nghề nghiệp. |
– Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường quen thuộc. |
– Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu. |
|||
|
|
– Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn. |
|||
2 |
– Kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp của một nghề. |
– Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để áp dụng các phương pháp, công cụ, tài liệu thích hợp và thông tin sẵn có. |
– Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc; |
15 Tín chỉ |
Chứng chỉ II |
– Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp và học tập nâng cao. |
– Kỹ năng giao tiếp để trình bày kết quả hoặc báo cáo công việc của bản thân. |
– Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn; |
|||
|
|
– Tự đánh giá và đánh giá kết quả của nhiệm vụ được giao. |
|||
3 |
– Kiến thức thực tế và lý thuyết về những nguyên tắc, quá trình và khái niệm thông thường trong phạm vi của một nghề đào tạo; |
– Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để làm việc hoặc giải quyết công việc một cách độc lập. |
– Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc; |
25 Tín chỉ |
Chứng chỉ III |
– Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp, và học tập nâng cao. |
– Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc. |
– Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chí đã được xác định. |
|||
– Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin liên quan đến công việc nghề nghiệp nhất định. |
|
– Tham gia làm việc theo tổ, nhóm và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc. |
|||
4 |
– Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. |
– Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin. |
– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. |
35 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 50 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS |
Bằng Trung cấp |
– Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn. |
– Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. |
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn. |
|||
– Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. |
– Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam |
– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện. |
|||
5 |
– Kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. |
– Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng; |
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi. |
60 Tín chỉ |
Bằng Cao đẳng |
– Kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn. |
– Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; |
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. |
|||
– Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. |
– Kỹ năng nhận thức, tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng. |
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. |
|||
– Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo. |
– Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; |
|
|||
|
– Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam |
|
|||
6 |
– Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo. |
– Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. |
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. |
120-180 Tín chỉ |
Bằng Đại học |
– Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật. |
– Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. |
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. |
|||
– Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. |
– Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. |
– Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. |
|||
– Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể. |
– Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. |
– Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. |
|||
– Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn. |
– Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. |
|
|||
|
– Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. |
|
|||
7 |
– Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo. |
– Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học; |
– Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng. |
30-60 Tín chỉ |
Bằng Thạc sĩ |
– Kiến thức liên ngành có liên quan. |
– Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác. |
– Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác. |
|||
– Kiến thức chung về quản trị và quản lý. |
– Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến. |
– Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. |
|||
|
– Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp. |
– Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn. |
|||
|
– Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. |
|
|||
8 |
– Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vực khoa học; |
– Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển. |
– Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới. |
90-120 Tín chỉ |
Bằng Tiến sĩ |
– Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo. |
– Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn. |
– Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau. |
|||
– Kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới. |
– Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo. |
– Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác. |
|||
– Kiến thức về quản trị tổ chức. |
– Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển. |
– Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia. |
|||
|
– Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu. |
– Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới. |
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi nâng cao dân trí là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.