Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải áp dụng những quy định chặt chẽ để đảm bảo sự minh bạch, đúng luật và công bằng trong việc cấp phép đầu tư. Với tư cách là đơn vị chuyên thực hiện tư vấn thủ tục đầu tư và cung cấp Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư Luật Trần và Liên danh xin chia sẻ một số nội dung liên quan để quý khách hàng nắm được.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không chỉ có tác dụng chứng minh nhà đầu tư có thể thực hiện dự án mà còn là cơ sở để các ban ngành chức năng có quyền hạn kiểm tra xem nhà đầu tư có thực hiện dự án đúng với nội dung dự án, đúng thời hạn, tiến độ thực hiện hay không. Mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.
Khi thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc này giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có:
Tên dự án đầu tư.
Nhà đầu tư.
Mã số dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Đối với mã số dự án đầu tư, nội dung này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 37 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, mã số dự án đầu tư là một dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, tồn tại trong quá trình hoạt động của dự án và hết hiệu lực khi dự án chấm dứt hoạt động.
Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ có giá trị tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất sử dụng mã số dự đầu tư để quản lý và trao đổi thông tin về dự án đầu tư.
Tư vấn khái quát quy định Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư có thể tham gia thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhà đầu tư cũng phải làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp dự án nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
+ Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Trường hợp dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư phải có quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư có thể xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhu cầu.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tuỳ thuộc vào dự án có thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư:
+ Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; hoặc
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; hoặc
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; hoặc
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; hoặc
+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Nhà đầu tư;
+ Mục tiêu;
+ Quy mô;
+ Vốn và Phương án huy động vốn;
+ Địa điểm;
+ Thời hạn;
+ Tiến độ thực hiện;
+ Đề xuất Nhu cầu về lao động; hưởng ưu đãi đầu tư;
+ Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án
+ Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
Giải trình về công nghệ đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.
Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động
Nhà đầu tư nộp hồ sơ như trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy;
Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà thủ tục như sau:
Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư
Thực hiện như sau:
Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với việc đăng ký đầu tư nước ngoài các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 UBND cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư
Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư
Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Luật Trần và Liên Danh
Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị dẫn dầu cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi hiện đang cung cấp Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện thủ tục cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các cá nhân đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia….. Chúng tôi đảm bảo thực hiện được tất cả các yêu cầu nhà đầu tư đưa ra.
Các công việc chúng tôi đã và đang thưc hiện như:
Tư vấn, tham vấn về pháp luật, chính sách pháp luật của Việt Nam, các hiệp định mà Việt Nam đang là thành viên cho Nhà đầu tư;
Tư vấn cho Nhà đầu tư bức tranh tổng quan pháp luật về Điều kiện kinh doanh, quản lý, tài chính.
Đại diện Nhà đầu và/hoặc cùng Nhà đầu tư tư thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư, Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư: chưa góp đủ vốn hoặc không góp vốn, thay đổi mục tiêu đầu tư,….
Điều chỉnh Dự án đầu tư: điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.