Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất nhập khẩu hàng hóa, không tránh khỏi việc thắc mắc về mã HS code. Hơn nữa, việc xác định mã HS code một cách chính xác cho hàng hóa mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không phải việc đơn giản. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mã HS code là gì và cách xin mã hs code tại Hồ Chí Minh cũng như cách tra mã HS code chính xác, hiệu quả. Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết để có thêm thông tin nhé.
Hướng Dẫn Cách Tra Mã HS Code, xin mã hs code tại Hồ Chí Minh
Việc thực hiện tra mã HS trong lần đầu tiên không thể tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên các bạn đừng lo, bạn chỉ cần cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng khi thực hiện thì việc tra mã HS cũng không quá khó khăn.
Theo kinh nghiệm nhiều năm thực hiện các nghiệp vụ hải quan, Nguyên Đức sẽ hướng dẫn bạn cách tra mã HS đơn giản mà chính xác.
– Cách 1: Tra Cứu Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu, xin mã hs code tại Hồ Chí Minh.
Bạn có thể dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách biểu thuế dạng in.
Download Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu mới nhất (link với bài biểu thuế xuất nhập khẩu)
Cách tra rất đơn giản, bạn hãy tham khảo ví dụ tra mã HS cho mặt hàng bóng bàn như sau
Đầu tiên, trong file Biểu thuế bạn tìm kiếm cụm từ “bóng bàn”, sẽ cho kết quả thuộc nhóm 9506
Kéo màn hình xuống dưới một chút, sẽ thấy phân nhóm:
“950640 – Dụng cụ và thiết bị cho môn bóng bàn”
Tra tiếp xuống dưới bạn sẽ thấy mã đích danh cho bàn bóng bàn: mã HS là 9506 4010. Vậy là xong!
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là công cụ tìm kiếm của Excel dựa vào cụm từ chính xác chứ không dựa vào 1 từ trong cụm từ. Vì vậy, bạn cần phải tìm kiếm với cụm từ chính xác với tên mặt hàng trong biểu thuế.
– Cách 2: Tra Mã HS Code, xin mã hs code tại Hồ Chí Minh Trực Tuyến.
Hiện nay có rất nhiều website tra mã HS code. Trong đó, trang website Hải Quan Việt Nam là trang chính thống và chính xác nhất. Bạn vào tại link này của Hải Quan Việt Nam.
Khắc phục được nhược điểm của cách trên, công cụ tìm kiếm của tra cứu trực tuyến sẽ giúp bạn tìm kiếm dựa trên 1 từ trong cụm từ. Cũng vì vậy mà đôi khi tra cứu trực tuyến sẽ cho bạn nhiều kết quả không liên quan hơn, và cần bạn phải đọc kỹ từng kết quả để chọn ra kết quả phù hợp nhất.
– Cách 3: Tham Khảo Những Người Có Kinh Nghiệm.
Ngoài 2 cách trên, bạn có thể hỏi những người có kinh nghiệm. Nếu đây là lần đầu tiên công ty bạn thực hiện xuất nhập khẩu thì bạn có thể hỏi chính người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Khi xác định được 4-6 số đầu bạn đã có thể tra lại trong biểu thuế để xác định mã HS chính xác.
Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam?
Bước 1. Chuẩn bị nhập khẩu
Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa
Trước khi nhập khẩu hàng hoá, người nhập khẩu phải xác định được hàng hoá của mình thuộc loại nào để tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cho việc nhập khẩu hàng hoá đó bởi lẽ không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa có thuộc một trong các diện dưới đây hay không:
(i) Hàng hóa bị cấm nhập khẩu
Một số hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, ví dụ như vũ khí, ma túy, hóa chất nguy hại, một số hàng hóa đã qua sử dụng… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được chi tiết trong Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
(ii) Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành
Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không.
Ví dụ 1– Hàng hoá phải kiểm tra vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật: Một số hàng hoá như rau củ quả, thịt động vật, thuỷ sản… cần phải được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch động thực vật trước khi được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác là cơ quan quản lý nhà nước về những yêu cầu này (ban hành các tiêu chuẩn, quy định cũng như danh sách các sản phẩm thuộc diện kiểm tra).
Ví dụ 2 – Hàng hoá phải kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật: Một số hàng hoá như đồ điện tử, máy móc thiết bị, ô tô xe máy… phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam như tiêu chuẩn về nhãn mác, công năng, vận hành, an toàn, bảo vệ môi trường… Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác là cơ quan quản lý nhà nước về những yêu cầu này (ban hành các tiêu chuẩn, quy định cũng như danh sách các sản phẩm thuộc diện kiểm tra).
Các hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành như trên sẽ phải đăng ký trước với các cơ quan chức năng liên quan để được kiểm tra khi cập cảng và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.
(iii) Hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, theo điều kiện
Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu từ hoặc đáp ứng các điều kiện do Bộ, Ngành chức năng quy định.
Đối với giấy phép nhập khẩu, tùy loại hàng hóa có thể thuộc diện được cấp giấy phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với sản phẩm đó nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ được chi tiết trong Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Đăng ký/Xin cấp phép
– Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp mới có thể thực hiện việc nhập khẩu. Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).
– Đăng ký sử dụng chữ ký số tại trang web của Tổng cục Hải quan tại: https://www.customs.gov.vn/SitePages/DangKyDoanhNghiepSuDungChuKySo.aspx. Chú ý, Chữ ký số phải được đăng ký trước tại một nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau khi có Chữ ký số thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng Chữ ký số đó cho việc khai hải quan điện tử tại trang web của Tổng cục Hải quan.
– Đăng ký sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS): Việc khai hải quan được thực hiện qua Hệ thống VNACCS. Để có thể sử dụng hệ thống này, người khai hải quan phải đăng ký sử dụng tại trang web của Tổng cục Hải quan theo đường dẫn: https://dknsd.customs.gov.vn/Pages/dn.aspx. Sau khi có tài khoản, người khai hải quan tải và cài đặt phần mềm đầu cuối để thực hiện khai hải quan điện tử.
Hiện tại, có hai loại phần mềm đầu cuối cho doanh nghiệp lựa chọn: phần mềm miễn phí do Tổng cục Hải quan cung cấp, và phần mềm của các công ty IT được Tổng cục Hải quan chấp nhận cung cấp.
– Đăng ký kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ liên quan, ví dụ:
- Bộ Y tế: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng đối với một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…;
- Bộ Giao thông vận tải: kiểm tra, đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dụng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm dịch động thực vật, thủy sản.
– Xin cấp giấy phép nhập khẩu tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép đối với trường hợp sản phẩm thuộc diện nhập khẩu theo giấy phép.
Bước 2. Xác định phân loại hàng hóa, xin mã hs code tại Hồ Chí Minh
Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa, xin mã hs code tại Hồ Chí Minh là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó. Cần lưu ý là theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước. Trên thực tế, các nước thường có xu hướng quy định thêm 2 hoặc 4 số vào mã HS ngoài 6 số đầu chung (tạo thành mã HS 8 số, 10 số) phục vụ nhu cầu quản lý của riêng mình.
Việt Nam hiện áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 8 số.
EU cũng áp dụng thống nhất một hệ thống HS 8 số trên toàn EU. Hệ thống này sẽ được sử dụng cho việc áp thuế quan cho tất cả hàng hoá nhập khẩu vào khu vực này. Tuy nhiên, một số nước thành viên trong đó có Đức quy định chi tiết hơn đến HS 11 số, nhằm sử dụng cho việc áp thuế VAT và một số mục đích khác.
Khi hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam cần được xác định mã HS phù hợp theo hệ thống HS của Việt Nam để tính thuế cho chính xác vì Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hoá dựa theo Hệ thống HS của Việt Nam chứ không phải của nước xuất khẩu. Tham khảo hệ thống HS của Việt Nam tại trang web của Tổng cục Hải quan theo đường dẫn: https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
Theo quy định của EVFTA và pháp luật Việt Nam, nhà nhập khẩu Việt Nam hoặc nhà xuất khẩu/nhà sản xuất Đức có quyền gửi yêu cầu Hải quan Việt Nam xác định trước mã HS của hàng hóa của mình (thủ tục Advance Rulings) trước khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam. Như vậy, để bảo đảm chắc chắn về tính chính xác của mã HS của hàng hóa, tránh tranh cãi giữa doanh nghiệp và hải quan Việt Nam khi hàng hóa đến cảng, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu xác định trước mã hàng hóa tới Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Bước 3. Xác định các loại thuế phí phải nộp
Thuế nhập khẩu
Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.
Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, có 2 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:
(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo.
(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.
Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.
Thuế giá trị gia tăng
Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.
Thuế bảo vệ môi trường
Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ:
Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam.
Bước 4. Khai và truyền tờ khai hải quan, nộp thuế, và thông quan
Khai hải quan
Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, Hệ thống sẽ tự động phân luồng:
– Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
– Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:
- Vận đơn;
- Phiếu đóng gói hàng;
- Tờ khai trị giá;
- Hóa đơn;
- Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).
– Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.
Nộp thuế
Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan để được thông quan và giải phóng hàng hóa.
Trên đây là bài viết tư vấn về xin mã hs code tại Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.