Vốn điều lệ là phần rất quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng có rất ít các cá nhân biết rõ vốn điều lệ là gì và những ảnh hưởng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Cho nên, trong nội dung bài viết này, Trần và Liên danh sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn khái quát nhất về vốn điều lệ và những lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ, mời các bạn tham khảo
VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Tên gọi của phần góp vốn cấu thành vốn điều lệ
- Đối với loại hình công ty TNHH: Phần góp vốn
- Đối với loại hình công ty cổ phần: vốn điều lệ sẽ chia ra nhiều phần có giá trị bằng nhau (gọi là mệnh giá cổ phần) gọi là cổ phần. Và các cổ đông sáng lập (cổ đông phổ thông) sẽ đăng ký mua 1 số lượng cổ phần nhất định. Hợp lại tất cả các cổ phần mà cổ đông phổ thông đã đăng ký mua sẽ cấu thành nên vốn điều lệ của công ty.
Định nghĩa về việc góp vốn và phần góp vốn cấu thành vốn điều lệ của công ty
Theo khoản 27 điều 4 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, thì: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.”
PHÂN BIỆT VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH
- Vốn điều lệ là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Khái niệm “vốn pháp định” mặc dù không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Nhưng trong thực tiễn chắc chắn không ít lần chúng ta bắt gặp cụm từ này. Vậy vốn pháp định là gì?
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: Muốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng.
=> Điểm giống nhau: Vốn pháp định và vốn điều lệ đều là số vốn do chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.
=> Điểm khác nhau: Vốn pháp định phải thấp hơn hoặc bằng với vốn điều lệ.
Thời hạn góp vốn điều lệ
Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty TNHH Một thành viên
“2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.”
Kết luận: Thời hạn góp vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty TNHH 2 Thành viên trở lên
“2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.”
Kết luận: Thời hạn góp vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty Cổ Phần
“1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.”
Kết luận: Thời hạn góp vốn của cổ đông công ty cổ phần chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt có đúng luật không?
“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
– Theo điều 3, Thông tư số 09/2015/TT-BTC, có quy định:
“Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
Như vậy, có thể kết luận rằng:
Đối với cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp: có thể góp vốn bằng tiền mặt vào quỹ tiền mặt của công ty, góp vốn bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của công ty mà cá nhân đó cam kết góp vốn; Hoặc góp vốn bằng các loại tài sản khác theo quy định của điều 34 Luật doanh nghiệp 2020
Đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp: Bắt buộc phải góp vốn điều lệ bằng hình thức không dùng tiền mặt. Có thể thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,… thông qua tài khoản ngân hàng; hoặc nếu doanh nghiệp góp vốn bằng bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít
Ưu điểm khi đăng ký vốn điều lệ ít
Và nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít
Ví dụ: nếu vốn điều lệ bạn đăng ký khi thành lập công ty là 1 tỷ. Và bạn đã góp đủ vốn điều lệ. Nhưng khi bạn đàm phán, ký kết 1 hợp đồng sản xuất/xây dựng với đối tác có giá trị hợp đồng là 2 tỷ. Thì chắc chắn rằng, đối tác của bạn sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ rất kỹ để đi đến quyết định có hợp tác với công ty bạn hay không? Vì về mặt pháp luật, công ty bạn chỉ chịu trách nhiệm đến 1 tỷ đồng.