Tham ô tài sản là loại tội điển hình trong xã hội hiện nay. Những người phạm tội tham ô thường lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tội này, có nhiều trường hợp bị nhầm lẫn. Vậy tham ô là gì, ví dụ về tham ô tài sản như thế nào.
Tham ô là gì ?
Theo Điều 353 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 thì tham ô là: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”
Điều 353. Tội tham ô tài sản
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Do đó, tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức Nhà nước thành tài sản riêng của mình và do mình quản lý riêng, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.Tham ô là một trong số hành vi của tham nhũng, do đó người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước chiếm đoạt tài sản công và gây ra nhũng nhiễu dân.
Tham nhũng là gì ?
Theo Khoản 1 điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018: “ Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi .”Tham nhũng là tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự, hành vi tham nhũng là sử dụng quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái với quy định của pháp luật, gây ra thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động đúng đắn của nhà nước.
Theo điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định :
“1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Do đó, tham nhũng và tham ô là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tham ô nằm trong một số hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vu lợi của tham nhũng,một số hành vi tham nhũng như: lạm dụng chức vụ, công vụ vì vụ lợi…
Biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị
Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thành toán không dùng tiền
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Ví dụ về tham ô tài sản
Ví dụ 1: Anh A là kế toán của một ủy ban nhân dân huyện , anh A đã lấy tiền của cơ quan đi mua một chiếc ô tô . Vì anh A là kế toán có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để tham ô tài sản. Tùy theo tính chất và mức độ hành vi anh A sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự.
Ví dụ 2: Giám đốc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo nhân viên của mình trực tiếp là kế toán và thủ quỹ lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế để rút tiền gần 1,9 tỷ đồng. Cùng với đó, giám đốc chia cho thủ quỹ, kế toán mỗi người 100 triệu đồng còn lại vị giám đốc chi cho mục đích cá nhân của mình. Theo đó, vì đã lợi dụng chức quyền chiếm tài sản của công ty dùng cho mục đích cá nhân nên vị giám đốc này đã phạm phải tội tham ô.
Xử phạt hành chính về hành vi tham ô tài sản
Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước:
Điều 12. Hành vi chiếm đoạt tài sản công
Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( năm giữ, dử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng dối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sự dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứn với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vi và doanh, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham
Căn cứ Điều 4 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định :
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vi và doanh, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến ví dụ về tham ô tài sản. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!