Rất nhiều bạn sinh viên, sau khi hoàn thành xong chương trình học và đã có trong tay tâm bằng cử nhân thì sẽ nghĩ đến việc tiếp tục học lên cao, học thạc sĩ. Vậy điều kiện để học thạc sĩ là gì? học thạc sĩ mất bao lâu?
Thạc sĩ là gì?
Thạc sĩ là người có học vấn rộng, trình độ chuyên ngành vững chắc sau khi học nâng cao cùng kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy trước đó sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học chuyên ngành đào tạo. Thạc sĩ là một bậc học vị được cấp bởi các trường đại học khi hoàn thành chương trình học. Học thạc sĩ là hình thức học sau đại học, đem lại nhiều lợi ích cho học viên.
Hiện nay, các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng chưa tìm được công việc ưng ý hay muốn chờ đợi cơ hội tốt hơn thì học thạc sĩ chính là bước đệm để bạn có thêm hành trang vững chắc. Vậy để học được thạc sĩ thì bạn cần đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện để học thạc sĩ?
Trước nhu cầu học thạc sĩ ngày càng nhiều tại các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc kĩ kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể tại Điều 5 quy định về điều kiện cũng như đối tượng học thạc sĩ:
Thứ nhất, thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp (hoặc trình độ tương đương trở lên) – đây là điều kiện bắt buộc không ngoại trừ ngành nào. Đối với các chương trình định hướng nghiên cứu sẽ yêu cầu hạng tốt nghiệp phải từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học có liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập và nghiên cứu.
Ngành phù hợp (hoặc trình độ tương đương) là ngành đào tạo ở đại học ở trình độ đại học trang bị cho người học các nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong đầu vào trong chương trình đào tạo của ngành thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi tham gia dự tuyển.
Thứ hai, bất cứ chương trình đào tạo thạc sĩ của trường nào thì cũng luôn đảm bảo quy định về ngoại ngữ khi tuyển sinh. Thí sinh phải có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Thứ ba, đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo theo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Ngoài các điều kiện trên thì còn có điều kiện đối với thí sinh là công dân nước ngoài đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng Tiếng Việt phải đạt trình độ Tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).
Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, thí sinh phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương bậc 4 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Đây là các điều kiện để học thạc sĩ, trong đó điều kiện bắt buộc là phải có bằng tốt nghiệp đại học, và chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên.
Lợi ích của việc học thạc sĩ?
Trong thời buổi cách mạng công nghệ 4.0 nền kinh tế đang không ngừng phát triển đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp, công ty đề ra. Chính vì vậy, học thạc sĩ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội và có khả năng thăng tiến hơn trong công việc. Học thạc sĩ giúp bạn nâng cao các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để phục vụ cho công việc. Vậy khi học thạc sĩ, bạn sẽ có những lợi ích gì:
Học thạc sĩ giúp mở rộng kiến thức
Học thạc sĩ có rất nhiều điểm khác so với học bậc đại học. Kiến thức khi học thạc sĩ là khối lượng kiến thức nâng cao hơn kiến thức học ở Đại học. Kiến thức và công ty quản lý sẽ mang đến cho người học thế mạnh và kỹ năng, nghiệp vụ để hoàn thiện hơn nữa về sự nghiệp.
Học thạc sĩ giúp bạn nâng cao cơ hội việc làm
Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng phát triển mở rộng hơn đòi hỏi đội ngũ nhân viên tiềm năng, có kiến thức chuyên môn dày dặn. Số lượng cử nhân ra trường cầm trên tay tấm bằng đại học ngày càng nhiêu nhưng sinh viên tốt nghiệp ra trường làm đúng ngành rất ít. Chính vì thế việc học thạc sĩ là một bước đệm giúp bạn có thể nâng cao giá trị bản thân. học thạc sĩ nâng cao trình độ, nâng cao cả kiến thức. có tấm bằng thạc sĩ cộng thêm những kinh nghiệm bản thân trau dồi trong suốt quá trình học thì chắc hẳn việc các doanh ghiệp tuyển bạn là điều chắc chắn. Bằng thạc sĩ sẽ tạo cho bạn cơ hội việc làm với mức lương hậu hĩnh với nhiều đãi ngộ tốt hơn nhiều so với tấm bằng cử nhân.
Học thạc sĩ giúp bạn thăng tiến hơn
Học thạc sĩ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ, không chỉ các giáo sư hay cố vấn hướng dẫn mà còn là các bạn cùng lớp. Phần lớn các học viên học thạc sĩ đều là những cá nhân xuất sắc và thậm chí họ có thể là quản lý, doanh nhân tài ba, nhà lãnh đạo,… Họ sẽ chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, những khóa học thạc sĩ thường xuyên liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và các công ty lớn. Vì thế rất nhiều khả năng bạn sẽ được tìm hiểu tiếp xúc với nhu cầu tuyển dụng của các công ty đó và có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân.
Học thạc sĩ có rất nhiều những lợi ích nhưng cũng sẽ đi kèm với đó là những nhược điểm của việc học thạc sĩ:
Nhược điểm của việc học thạc sĩ
Học thạc sĩ sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Mỗi nước, mỗi trường sẽ có các mức học phí khác nhau nhưng nhìn chung thì số tiền chi trả cho việc học thạc sĩ sẽ tốn một khoản kha khá. Và thời gian bỏ ra để học thạc sĩ là 02 năm, trong khi các bạn đồng trang lứa đang đi làm dần có công việc ổn định thì chúng ta vẫn đang đi học.
Việc học thạc sĩ không đảm bảo rằng người học sẽ có công việc tốt hơn hay mức lương cao hơn. Một tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cho CV của bạn trông ấn tượng hơn và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào CV hay tấm bằng thạc sĩ mà họ nhìn vào kiến thức, kỹ năng sự đóng góp của bạn đến đâu.
Tại sao nên học thạc sĩ?
Hàng năng có hơn 36,000 thạc sĩ tốt nghiệp tại Việt Nam, trong đó không thiếu những doanh nhân, giám đốc, quản lý kỳ cựu và thế hệ trẻ tham vọng.
Đối với người đã đi làm, bằng cử nhân thường khá giới hạn và dừng lại ở mức đại cương. Khi đã bước chân lên những bậc đầu tiên của nấc thang quản trị, sự hạn chế này sẽ dần hiện ra, đặc biệt là khi hoạt động trong các môi trường chuyên nghiệp, quy mô lớn. Lúc này, học thạc sĩ không đơn thuần chỉ là câu chuyện bằng cấp mà để nâng cao kiến thức – học sâu, nhìn rộng và vắt kiệt mọi lý thuyết học được, ngộ được vào ứng dụng, phát triển sự nghiệp đang chững lại.
Mỗi đối tượng có một lý do khác nhau khi tìm tới các chương trình thạc sĩ:
Ở nhân sự cấp thường, đó là áp lực đến từ xu hướng chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp, khiến lộ trình thăng tiến ngày càng chú trọng về tính ‘được việc’ khi đề bạt thăng chức, thay vì số năm gắn bó công ty.
Ở cấp chuyên gia, nhân sự/ quản lý cấp trung (senior, leader, trưởng phòng, trưởng bộ phận..), đó sẽ là những ưu tiên ‘thiếu ở đâu, học bù ở đấy’ khi những vị trí này thường đòi hỏi sếp vừa phải mạnh chuyên môn, vừa phải giỏi quản trị. Và càng lên cao, kỹ năng quản trị, kinh doanh sẽ ngày càng được chú trọng nhiều hơn.
Ở cấp lãnh đạo, điều hành đó là ‘làm mới lại tư duy, kinh nghiệm’ để tránh góc nhìn trở nên ‘lỗi thời’ và đi vào lối mòn chủ nghĩa kinh nghiệm, từ đó đưa doanh nghiệp đi lên từ khủng hoảng’ đồng thời mở rộng kết nối hay tìm kiếm những nhân sự được việc để bổ khuyết điểm yếu công ty.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, bỏ qua các vấn đề như xã hội vẫn đang đánh giá năng lực một người dựa trên bằng cấp, trong thời kỳ hội nhập – đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về chất lượng nhân sự mọi cấp như hiện nay, bằng thạc sĩ có thể được xem như ‘giấy đảm bảo’ về sự bài bản, độ sẵn sàng và tiềm năng phát triển của ứng cử viên.
Đặc biệt khi theo đuổi các cơ hội việc làm quốc tế, bằng thạc sĩ sẽ là điểm cộng cho những ứng viên có cùng tiềm năng. Bên cạnh đó với những người mới, công việc đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng khi vừa là nền tảng cho kiến thức, vừa là điểm tựa cho sự nghiệp và ‘quyền đàm phán lương’ ở các công việc tiếp theo.
Trong thời đại bằng thạc sĩ gần như là một tiêu chuẩn bình thường mới về chất lượng nhân sự như hiện nay, học càng sớm, càng có lợi!
5 lợi ích của các chương trình đào tạo thạc sĩ
Tùy vào từng đối tượng và chương trình đào tạo, học thạc sĩ sẽ mang tới nhiều thuận lợi cho con đường sự nghiệp của học viên. Về cơ bản, sở hữu tấm bằng thạc sĩ sẽ mang tới 5 lợi ích sau:
Nâng cao năng lực bản thân, thúc đẩy sự nghiệp
Với môi trường tập đoàn nói chung, chứng chỉ thạc sĩ có thể là ‘bước đệm’ giúp nhân sự mới ra trường đạt được những cơ hội tốt hơn so với mặt bằng chung ngay từ công việc đầu tiên; là đòn bẩy cho sự nghiệp đang chững lại sau khi đã ‘ngồi một chỗ quá lâu’; hoặc là ‘điểm tựa kinh nghiệm, kiến thức’ giúp các nhà quản lý ‘tập sự’ ứng dụng vào chinh phục kỳ thử thách.
Ngoài ra ở một số công việc đặc thù sẽ đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu mà chương trình cử nhân rất khó thỏa mãn yêu cầu đầu vào. Bằng thạc sĩ đôi lúc sẽ là điều kiện bắt buộc nếu không thể bù lấp bằng kinh nghiệm tương tự.
Mở rộng cánh cửa sự nghiệp theo nhiều hướng
Học thạc sĩ có thể xem là bước chuyển nhanh khi có ý định ‘rẽ ngang’ sự nghiệp. Đó có thể là những chuyên gia trong các lĩnh vực phi kinh tế hướng tới vai trò quản lý của công ty; những nhân sự ‘mất phương hướng’ ở tuổi 30; những vị trí thiếu cơ hội thăng tiến trong công việc – chẳng hạn như kế toán, nhân sự, IT…
Việc học thạc sĩ sẽ giúp những người ‘trái ngành’ bổ khuyết đủ năng lực kiến thức cho yêu cầu công việc ở cương vị mới, đồng thời mở rộng cơ hội, giúp nhân sự thoát khỏi ‘vai trò đóng khung’ cho lĩnh vực đang làm.
Tiết kiệm nhiều năm kinh nghiệm ‘va vấp’
Càng ngồi ở vị trí cao càng cần kinh nghiệm. Dù kinh nghiệm lâu năm không đồng nghĩa là giỏi hơn, nhưng làm lâu trong một lĩnh vực, vị trí, hãy nghĩ thử mà xem, còn vấn đề, khủng hoảng nào mà chưa kinh qua?! Những người trẻ có thể mạnh hơn về kiến thức và sự bài bản nhưng kinh nghiệm thực tế chính là điều khiến họ chưa phát huy 100% thế mạnh của mình.
Khi học thạc sĩ, đặc biệt là các chương trình dành riêng cho quản lý, nhân sự cấp cao, học viên có thể ‘mượn’ những kinh nghiệm đó và biến chúng thành ưu thế của mình từ giảng viên, các chuyên gia thỉnh giảng, từ case study thực tế và từ chính những người bạn học của mình – những chuyên gia, nhà quản lý đầy tham vọng. Từ đó, có cái nhìn tổng thể hơn, tránh được những va vấp hay ‘đi vòng vèo’ trong quá trình làm việc.
Bắt kịp những thay đổi, nhu cầu của thời đại
Chuyển đổi số, phát triển bền vững, big data, quản lý rủi ro/ khủng hoảng… thế giới luôn biến động không ngừng từ chính trị, kinh tế đến xã hội, hành vi, đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển năng lực tương ứng để tiếp tục đứng vững trên thị trường. Và đây sẽ là cơ hội cho những nhân sự đang tìm kiếm các cơ hội công việc mới; đồng thời là năng lực phải có ở ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Mở rộng mạng lưới quan hệ chất lượng
Người càng làm ở vị trí cao càng cần mở rộng network. Đây cũng là một trong 3 kỹ năng lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới cần thiết khi ngồi ở vị trí cao hơn. Vì sao lại vậy? Vì bởi đây là thời đại của hợp tác và cộng sinh. Khi sức 1 người không thể giải quyết tốt mọi việc, nhà quản lý, điều hành sẽ cần những mối quan hệ, nguồn lực đáng tin cậy bên ngoài để hỗ trợ các hạng mục công việc cấp thiết đang bị ách tắc bởi giới giới hạn trong khả năng, tầm ảnh hưởng.
Và tham gia các lớp học thạc sĩ cho nhân sự cấp cao cũng là cách nhanh nhất để mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp theo hướng bền vững, học hỏi hỗ trợ lẫn nhau!
Tóm lại việc học thạc sĩ vừa có nhiều lợi ích, lại vừa có những điểm bất lợi, nhưng chắc rằng học thạc sĩ sẽ là chìa khóa giúp bạn có thể thăng tiến hơn trong tương lai nếu như bạn biết phát huy và tận dụng được những gì mình học được cũng như những kiến thức ký năng mà khó học mang đến cho bạn.