Thuế thu nhập cá nhân

thuế thu nhập cá nhân

Xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước, cũng như là một công cụ để Nhà nước quản lí và điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội, thuế thu nhập đã ra đời để đáp ứng các yêu cầu này. Trong hệ thống thuế của các nước, thuế thu nhập, điển hình là thuế TNCN là một loại thuế quan trọng. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về quy định liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân qua bài viết dưới đây.

Khái quát chung về Thuế thu nhập cá nhân 

Khái niệm Thuế TNCN

Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.

Đặc điểm của Thuế TNCN 

  • Thứ nhất, Thuế TNCN là thuế trực thu
  • Thứ hai, Thuế TNCN có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân
  • Thứ ba, việc đánh Thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần
  • Thứ tư, Thuế TNCN là một loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp
  • Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ Thuế TNCN bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và luật quốc tế

Vai trò của Thuế TNCN 

  • Thứ nhất, Thuế TNCN góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
  • Thứ hai, Thuế TNCN là công cụ để nhà nước phân phối sản phẩm xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội
  • Thứ ba,Thuế TNCN là công cụ gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước
  • Thứ tư, Thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp

Pháp luật về Thuế TNCN

Khái niệm pháp Luật thuế TNCN

Pháp Luật thuế TNCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của cá nhân có phát sinh thu nhập theo quy định của pháp luật.

Các nguyên tắc đánh thuế theo Luật thuế TNCN

  • Nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế trong Thuế TNCN
  • Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế
  • Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của pháp Luật thuế TNCN
  • Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần

Đối tượng nộp thuế

Việc quy định đối tượng nộp thuế của Luật thuế TNCN hiện hành là khá hợp kí và phù hợp với thông lệ quốc tế.

– Phạm vi chịu thuế

Tại Điều 2.1 Luật thuế TNCN quy định: “Đối tượng Thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế… phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế….phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.

Việc quy định đối tượng nộp thuế như vậy là khá hợp lí, tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, đồng thời tránh được sự phức tạo trong xác định đối tượng chịu thuế. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ thiện chí của nước ta trong việc nỗ lực thể hiện các đãi ngộ quốc gia, tạo môi trường mở và tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

– Căn cứ xác định yếu tố cư trú

Căn cứ điều 2.2 Luật thuế TNCN:

Đối với cá nhân cư trú có điều kiện “có mặt tại VN” được hiểu là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đây là một điều kiện thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, có thể bao quát được những cá nhân có mặt tại VN trên 183 ngày nhưng không ở những tháng gián đoạn, không liên tục. Cá nhân cư trú hoặc còn được quy định là có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Căn cứ Điều 2.3 Luật thuế TNCN: Cá nhân không cư trú là chủ thể không đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện về thời gian có mặt cũng như nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Các quy định này thể hiện sự tinh giản hóa quy phạm pháp luật tuy nhiên hạn chế là ít chữ nên chưa rõ ý, dễ gây hiểu lầm. Bởi lẽ có thể cá nhân không cư trú ở Việt Nam 1 ngày khác với trường hợp ở Việt Nam 182 ngày.

Thu nhập chịu thuế

Do thu nhập của cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc xác định thu nhập chịu thuế để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng mà vẫn khuyến khích được người dân lao động, sản xuất là việc làm cần thiết khi xây dựng quy định về thu nhập chịu Thuế TNCN. Luật thuế TNCN hiện hành đã liệt kê hầu hết các loại thu nhập có thể phát sinh và áp dụng thống nhất điều chỉnh các loại thu nhập của cá nhân trong Điều 3 Luật thuế TNCN:

–  Thu thập từ kinh doanh: điều luật tại luật sửa đổi 2014 đã rút ngắn phạm vi chịu thuế hơn, là (1) thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và (2) thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lâp của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. Hơn nữa, điều khoản này còn được bổ sung mức chịu thuế là đối với doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm của cá nhân kinh doanh. Quy định như vậy tạo sự công bằng và bình đẳng hơn trong xã hội, tạo điều kiện cho cá nhân kinh doanh có doanh thu thấp.

–  Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp mà cá nhân được hưởng cũng được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp tại điều 3.2.b Luật thuế TNCN.

Để đảm bảo nguyên tắc chỉ các khoản trợ cấp mang tính bù đắp những rủi ro, giải quyết khó khăn tạm thời cho người lao động, hoặc các khoản trợ cấp, phụ cấp mang tính chất bảo trợ, an ninh xã hội mới được trừ khỏi chịu thuế, Luật thuế TNCN 2014 đã sửa đổi, xóa bỏ các khoản trợ cấp không còn được áp dụng, đồng thời bổ sung thêm quy định đánh thuế đối với “trợ cấp mang tính bảo trợ xã hội và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ”. Do đó, luật sẽ bao quát hết các khoản trợ cấp, phụ cấp thuộc diện chịu thuế mà người lao động được hưởng, kể cả khi phát sinh các khoản phụ cấp mới trong tương lai.

Thu nhập miễn thuế

Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật mới đã bổ sung thêm 3 điều khoản mới, nâng tổng số loại thu nhập được miễn thuế lên 16. Trong đó, do có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ mô hình quỹ hưu trí tự nguyện, góp phần phát triển thị trường vốn, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, “tiền lương hưu do quỹ BHXH chi trả, tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng” sẽ được miễn thuế. Bên cạnh đó còn có “thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người VN làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tài VN vận tải quốc tế” và “Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ” cũng được miễn thuế.

Có thể thấy, việc bổ sung này thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong các trường hợp đặc biệt, đồng thời cũng thể hiện chính sách khuyến khích các hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội nhằm tăng cường lao động sản xuất.

Nguyên tắc khai thuế thu nhập cá nhân:

  • Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuếđối với nghĩa vụ khấu trừ.
  • Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
  • Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).
    thuế thu nhập cá nhân
    thuế thu nhập cá nhân

Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo mẫu sau:

  • Tờ khai Thuế TNCN áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
  • Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.
  • Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp).

Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân, doanh nghiệp khai thay nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có vốn góp chuyển nhượng.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai Thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.”

Cá nhân có chuyển nhượng vốn phải khai Thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực theo hướng dẫn trên.

Ngoài ra, theo Thông tư 111/2013/BTC –TCT khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán) cần lưu ý như sau:

  • Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.
  • Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai Thuế TNCN. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).

Các tính Thuế TNCN:

  • Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Cách tính thuế: 

Thuế TNCN phải nộp

    =

Thu nhập tính thuế

×

Thuế suất 20%

Trên đây là bài viết tư vấn về thuế thu nhập cá nhân của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139