Mã số thuế cá nhân

mã số thuế cá nhân

Xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước, cũng như là một công cụ để Nhà nước quản lí và điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội, thuế thu nhập đã ra đời để đáp ứng các yêu cầu này. Trong hệ thống thuế của các nước, thuế thu nhập, điển hình là thuế TNCN là một loại thuế quan trọng. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về quy định liên quan đến mã số thuế cá nhân qua bài viết dưới đây.

Khái quát chung về Thuế thu nhập cá nhân 

Khái niệm Thuế TNCN

Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.

Đặc điểm của Thuế TNCN 

  • Thứ nhất, Thuế TNCN là thuế trực thu
  • Thứ hai, Thuế TNCN có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân
  • Thứ ba, việc đánh Thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần
  • Thứ tư, Thuế TNCN là một loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp
  • Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ Thuế TNCN bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và luật quốc tế

Vai trò của Thuế TNCN 

  • Thứ nhất, Thuế TNCN góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
  • Thứ hai, Thuế TNCN là công cụ để nhà nước phân phối sản phẩm xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội
  • Thứ ba,Thuế TNCN là công cụ gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước
  • Thứ tư, Thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp

Thu nhập chịu thuế

Do thu nhập của cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc xác định thu nhập chịu thuế để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng mà vẫn khuyến khích được người dân lao động, sản xuất là việc làm cần thiết khi xây dựng quy định về thu nhập chịu Thuế TNCN. Luật thuế TNCN hiện hành đã liệt kê hầu hết các loại thu nhập có thể phát sinh và áp dụng thống nhất điều chỉnh các loại thu nhập của cá nhân trong Điều 3 Luật thuế TNCN:

–  Thu thập từ kinh doanh: điều luật tại luật sửa đổi 2014 đã rút ngắn phạm vi chịu thuế hơn, là (1) thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và (2) thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lâp của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. Hơn nữa, điều khoản này còn được bổ sung mức chịu thuế là đối với doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm của cá nhân kinh doanh. Quy định như vậy tạo sự công bằng và bình đẳng hơn trong xã hội, tạo điều kiện cho cá nhân kinh doanh có doanh thu thấp.

–  Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp mà cá nhân được hưởng cũng được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp tại điều 3.2.b Luật thuế TNCN.

Để đảm bảo nguyên tắc chỉ các khoản trợ cấp mang tính bù đắp những rủi ro, giải quyết khó khăn tạm thời cho người lao động, hoặc các khoản trợ cấp, phụ cấp mang tính chất bảo trợ, an ninh xã hội mới được trừ khỏi chịu thuế, Luật thuế TNCN 2014 đã sửa đổi, xóa bỏ các khoản trợ cấp không còn được áp dụng, đồng thời bổ sung thêm quy định đánh thuế đối với “trợ cấp mang tính bảo trợ xã hội và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ”. Do đó, luật sẽ bao quát hết các khoản trợ cấp, phụ cấp thuộc diện chịu thuế mà người lao động được hưởng, kể cả khi phát sinh các khoản phụ cấp mới trong tương lai.

Thu nhập miễn thuế

Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật mới đã bổ sung thêm 3 điều khoản mới, nâng tổng số loại thu nhập được miễn thuế lên 16.

Trong đó, do có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ mô hình quỹ hưu trí tự nguyện, góp phần phát triển thị trường vốn, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, “tiền lương hưu do quỹ BHXH chi trả, tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng” sẽ được miễn thuế.

Bên cạnh đó còn có “thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người VN làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tài VN vận tải quốc tế” và “Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ” cũng được miễn thuế.

Có thể thấy, việc bổ sung này thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong các trường hợp đặc biệt, đồng thời cũng thể hiện chính sách khuyến khích các hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội nhằm tăng cường lao động sản xuất.

mã số thuế cá nhân
mã số thuế cá nhân

Mã số thuế cá nhân là gì?

Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế (khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019).

Trước đây tại khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý thuế 2006 có quy định về mã số thuế như sau: “Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.”.

Như vậy, quy định hiện hành quy định rõ mã số thuế là một dãy số, gồm 02 loại: Mã số thuế 10 chữ số, mã số thuế 13 chữ số và không có chữ cái, chỉ có ký tự khác (dấu gạch ngang tại mã số thuế 13 chữ số).

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, mã số thuế có cấu trúc như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13

Trong đó:

– Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.

– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

– Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

– Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 03 chữ số cuối.

Trường hợp nào được cấp mã số thuế cá nhân?

Nhiều người băn khoăn về việc mã số thuế cá nhân được cấp khi nào? Căn cứ Điều 7, Điều 9 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cá nhân chưa có mã số thuế phải tự đăng ký hoặc nộp hồ sơ đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập. Sau khi cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế sẽ tiến hành cấp mã số thuế cho người đăng ký nếu hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý về thời hạn đăng ký thuế lần đầu của nơi trả thu nhập (doanh nghiệp, hợp tác xã,…) như sau:

– Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế;

– Trường hợp đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế thì phải đăng ký thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
Mỗi người có bao nhiêu mã số thuế cá nhân? 

Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Như vậy, mỗi người chỉ có một mã số thuế cá nhân duy nhất. Cũng cần lưu ý thêm rằng, theo khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019, khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Mã số định danh cá nhân chính là số căn cước công dân của mỗi cá nhân. 
Theo đó, trong thời gian tới, mã số thuế của cá nhân chính là số căn cước công dân. 

Đăng ký mã số thuế cá nhân

Hiện nay thật dễ dàng cho các cá nhân khi thực hiện đăng ký MST cá nhân. Bởi đã có 03 cách thức khác nhau để đăng ký. Cụ thể như sau:

Cách 1: Đăng ký thông qua nơi chi trả thu nhập

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập

Cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập. Trong hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân bao gồm:

  • Văn bản ủy quyền;
  • Một trong các giấy tờ của cá nhân như: Bản sao CCCD hoặc bản sao CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan chi trả thu nhập nhận hồ sơ và gửi cơ quan thuế

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

Bước 3: Nhận và thông báo mã số thuế.

Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế

Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC; cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân không qua cơ quan chi trả thu nhập; hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế; thì người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế như sau:

  • Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương; tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán; Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
  • Tại Chi cục Thuế; Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế (cá nhân có nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa có MST; cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản chưa có MST; cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thu phát sinh không thường xuyên gồm: Lệ phí trước bạ, chuyển nhượng vốn; và các khoản thu phát sinh không thường xuyên khác chưa có mã số thuế).
  • Tại Chi cục Thuế; Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú); đối với những trường hợp khác.

Cách 3: Đăng ký MST cá nhân trực tuyến

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đăng ký MST cá nhân trực tuyến là 1 cách thức đơn giản, hiệu quả. Cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Truy cập theo địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống

Đăng ký MST cho nhân viên của công ty, kế toán nhấn chọn ô “Doanh nghiệp”.

Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện “Đăng nhập hệ thống”; kế toán chỉ cần điền đầy đủ “Tên đăng nhập”, “Mật khẩu” và chọn “Đối tượng” là “Người nộp thuế”.

Bước 3: Chọn chức năng “Đăng ký thuế”

Chọn “Đăng ký thuế” => “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQT” => chọn hồ sơ “05-ĐK-TH-TCT”.

Bước 4: Điền thông tin tờ khai và nộp.

Cách lấy mã số thuế cá nhân qua mạng

Có thể dễ dàng lấy MST cá nhân qua mạng bằng cách truy cứu vào các trang sau:

Lấy MST cá nhân trên trang Thuế điện tử. (https://thuedientu.gdt.gov.vn/)

Lấy MST cá nhân trên trang Tổng cục thuế. (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp)

Lấy MST cá nhân trên trang web Mã số thuế. (https://masothue.vn/)

Trên đây là bài viết tư vấn về mã số thuế cá nhân của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139