Hành nghề công chứng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau đây là điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng công chứng.
Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng công chứng
Bước 1: Công chứng viên mở văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng;
+ Đề án thành lập văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng công chứng nguyễn hương của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH
Nhân viên của dịch vụ thành lập phòng công chứng tức là nhân viên LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ tới tận nhà quý để nhận giấy tờ, văn bản theo yêu cầu của quý khách hàng.
Nhân viên LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ chuẩn bị các tài liệu hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục mở phòng công chứng cho quý khách thành công.
Dịch vụ thành lập phòng công chứng sẽ lưu giữ giấy tờ đã công chứng theo yêu cầu của quý khách hàng.
Chuyên viên của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề có liên quan về dịch vụ thành lập phòng công chứng để đảm bảo nhất quyền lợi cho quý khách hàng
Cách xử lý vấn đề có linh hoạt và đúng quy định?
VPCC làm việc chắc chắn cẩn thận là rất tốt rồi, nhưng nếu nguyên tắc quá thì bạn sẽ thấy hơi… nản. Nhất là khi việc xử lý một cách linh hoạt lại không hề trái luật. Tình huống cần linh hoạt phổ biến hơn cả ở các VPCC đó là thay thế một số giấy tờ.
Có một số giấy tờ có thể thay thế cho nhau mà vẫn đúng quy định của pháp luật. Một VPCC biết cách tư vấn để khách hàng có thể cung cấp các giấy tờ thuận lợi hơn cho khách hàng mà vẫn đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch thì đó là một VPCC đáng để bạn tin tưởng và trả phí dịch vụ cho họ.
Cách giải quyết khi lỡ làm sai tại văn phòng công chứng nguyễn hương
Khi bạn làm bất cứ việc gì thì sai sót cũng là điều không thể tránh khỏi. Công chứng là một dịch vụ pháp lý, có thể chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây thiệt hại lớn cả cho khách hàng và cho công chứng viên. Vì vậy công chứng viên cũng là một nghề có sự rủi ro và tính trách nhiệm cao.
Những sai sót mà tôi nói ở đây là những sai sót không gây hậu quả nghiêm trọng và đã kịp được phát hiện ra trước khi phát hành hợp đồng công chứng, chẳng hạn như quên, thiếu 1 giấy tờ nào đó, nhầm lẫn trong văn bản, hợp đồng, giải thích sai, giải thích nhầm quy định cho khách hàng..v..v..
Những sai sót này kể cả ở những VPCC tốt nhất đi nữa thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra và nếu không may điều “thỉnh thoảng” đó lại rơi trúng vào bạn thì bạn cũng hãy cho họ cơ hội để sửa sai.
Nếu như họ trung thực nhận lỗi và sửa sai một cách đàng hoàng, minh bạch và có trách nhiệm, quan trọng là bạn cảm thấy hài lòng thì đó là một VPCC tốt và đáng tin cậy. Bạn nên tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ trong tương lai.
Còn nếu biết chắc lỗi sai là do họ rồi nhưng họ vẫn tìm cách từ chối và đổ lỗi cho ai đó, hoàn cảnh nào đó… thì bạn nên cân nhắc việc có nên tiếp tục sử dụng dịch vụ công chứng của những nơi đó hay không.
Đó là 8 điều cần lưu ý khi bạn lựa chọn VPCC để công chứng các giao dịch, hợp đồng, văn bản mà tôi muốn chia sẻ với bạn qua quá trình tiếp xúc và làm về công chứng.
Tóm lại, một VPCC to, hoành tráng, vị trí đẹp cũng không hoàn toàn phản ánh được chất lượng dịch vụ tương xứng. Phòng công chứng nhà nước chưa chắc đã yên tâm hơn hẳn các VPCC tư nhân.
Tư vấn thủ tục công chứng nhiệt tình tại văn phòng công chứng nguyễn hương
Trước khi lựa chọn văn phòng công chứng, bạn nên gọi điện qua số Hotline để đươc tư vấn về thủ tục. Cũng như giấy tờ cần chuẩn bị trước.
Một văn phòng công chứng uy tín chắc chắn sẽ tư vấn thủ tục, hồ sơ chuẩn bị một cách đầy đủ, chi tiết. Chẳng hạn, với những bản hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ quy định tại Khoản 1
Điều 40 Luật công chứng 2014:
“ Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.
Văn phòng công chứng phải căn cứ vào những giấy tờ quy định trên để tư vấn cho bạn. Sự nhiệt tình, chuyên nghiệp ở văn phòng công chứng được thể hiện đầu tiên ở khâu tư vấn khách hàng.
Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng trước khi hành nghề tại văn phòng công chứng nguyễn hương
Về đào tạo nghề công chứng
– Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
– Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
– Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
– Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
– Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
+ Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
+ Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
– Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
+ Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng trước khi hành nghề tại văn phòng công chứng nguyễn hương
– Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
+ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
+ Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Người được miến đào tạo nghề chứng quy định tại khoản 1 điều 10 của Luật công chứng năm 2014 phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng trước khi hành nghề tại văn phòng công chứng nguyễn hương
– Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
+ Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
– Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Nội dung bồi dưỡng nghề công chứng
– Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
– Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
Trách nhiệm của Học viện Tư pháp
– Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
– Tổ chức khóa bồi dưỡng nghề công chứng phù hợp với chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
– Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng cho người đạt yêu cầu.
Trên đây là bài viết tư vấn về văn phòng công chứng nguyễn hương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.