Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán có vai trò và chức năng gì chắc hẳn là câu hỏi của không ít các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp bởi những đặc thù trong công việc và những yêu cầu khắt khe đối với vị trí kiểm toán viên.

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiểm toán, chức năng, vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính.

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán (KT) là hoạt động kiểm tra và xác minh tính đúng đắn, trung thực của một báo cáo tài chính nào đó nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức đó.

Có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là một quá trình thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.

Quy trình kiểm toán

Tùy thuộc vào từng loại KT sẽ có những quy trình KT đặc thù khác nhau. Tuy nhiên trên phậm vi chung, các loại KT sẽ có có quy trình tương tự nhau, bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Ở giai đoạn này, KT thực hiện các công việc như:

+ Công tác chuẩn bị: Tiếp nhận khách hàng, chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị phương tiện KT

+ Lập kế hoạch KT và xây dựng chương trình KT

 Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện KT bao gồm việc triển khai nội dung trong kế hoạch và chương trình KT, cụ thể:

+ Thực hiện các khảo sát KT

+ Thực hiện phân tích và khảo sát chi tiết về nghiệp vụ, số dư

Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc KT bao gồm các công việc cụ thể sau:

+ Tổng hợp kết quả KT

+ Lập báo cáo KT

+ Công bố báo cáo KT

Đối với KT BCTC sẽ bao gồm các công việc:

+ Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn

+ Xem xét các sự kiện phát sinh sau

+ Đánh giá, nghiên cứu các kết quả và lập báo cáo KT

+ Công bố báo cáo KT và hoàn thiện hồ sơ KT

Vai trò, công việc và chức năng của kiểm toán

Vai trò của kiểm toán

Trong cơ chế kinh tế mới, vai trò của KT ngày càng được thể hiện rõ rệt và đang dần tiếp cần dần với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán KT các nước. Sự lành mạnh của hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng các thông tin về các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và do KT xem xét, đánh giá.

KT ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, cụ thể:

Đối với cơ quan Nhà nước: 

+ KT phản ánh, kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia

+ Hỗ trợ Nhà nước đưa ra các quyết định và các giải pháp để quản lý kinh tế – tài chính hiệu quả

 Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

KT ngoài việc thực hiện vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác về đầu tư và kinh doanh

Công việc của kiểm toán

KT đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính. KT thực hiện các công việc chính như:

+ Kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính

+ Đưa ra các ý kiến về mức độ hợp lý của các thông tin tài chính – kế toán

+ Tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức về những sai sót đang xảy ra để từ đó gợi ý các biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Chức năng của kiểm toán

KT có 2 chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến

Chức năng kiểm tra và xác nhận (xác minh)

Chức năng xác minh của KT nhằm khẳng định mức độ trung thực của các tài liệu và tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính. Đây được coi là chức năng cơ bản nhất gắn với sự ra đời và tồn tại, phát triển của hoạt động KT.

Chức năng xác minh được thể hiện theo 2 mặt

+ Tính trung thực, đúng đắn của các số liệu

+ Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức đó. Các thông tin trước hết sẽ được xác minh qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả cuối cùng khi được xác minh sẽ được điều chỉnh để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính

Chức năng bày tỏ ý kiến

Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện bằng việc đưa ra những ý kiến nhận xét của KT viên về chất lượng và tính hợp lí của các thông tin tài chính, cụ thể:

+ Thực hiện tư vấn cho quản lý nhà nước về việc phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán để từ đó kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn

+ Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, đơn vị được KT: Thông qua các sai sót và các chỉ số yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, KT viên đề xuất, gợi mở các biện pháp để khắc phục, chấn chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp, đơn vị đó. 

Những tiêu chuẩn và yêu cầu cần có để trở thành một kiểm toán viên

Tiêu chuẩn kiểm toán viên và quy định về đăng ký hành nghề KT viên

Tiêu chuẩn kiểm toán viên

Theo quy định tại điều 14 Luật KT độc lập số 67/2011/QH12 quy định về tiêu chuẩn của KT viên, cụ thể:

+ Có năng lực hành vi dân sự

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, liêm khiết

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, kế toán, KT hoặc các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ tài chính

+ Có chứng chỉ KT viên theo quy định của Bộ tài chính

vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính
vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

Quy định về đăng ký hành nghề KT viên

Tại khoản 1 điều 15 Luật KT độc lập số 67/2011/QH12, để đăng ký hành  nghề KT cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là KT viên

+ Có thời gian thực tế làm KT từ đủ 36 tháng trở lên

+ Tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức

Như vậy, để đăng ký hành nghề KT viên người đăng ký phải là KT viên và đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành KT viên, có thời gian làm việc thực tế trên 36 tháng và tham gia đầy đủ các chương trình nâng cao và cập nhật kiến thức cho KT viên

Các yêu cầu cần có đối với kiểm toán viên

Đối với công tác KT độc lập, các công việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực của các thông tin về báo cáo tài chính sẽ được thực hiện bởi các KT viên chuyên nghiệp. Chính vì vậy, để hành nghề KT, các KT viên cần đáp ứng các yêu cầu cần có dưới đây:

Yêu cầu về tính độc lập

Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KT viên, đây được xem là điều kiện cần để đạt được các mục tiêu của KT. Người sử dụng kết quả KT là lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng vào những đánh giá của KT viên bởi tính chất hành nghề độc lập và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra yêu cầu về tính độc lập còn đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kế toán viên đối với người sử dụng kết quả KT

Yêu cầu về tư chất đạo đức

Tư chất đạo đức của KT là yếu tố quan trọng và quyết định đối với mọi hoạt động, bởi tính chất đặc thù sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và dựa vào những kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của KT viên. 

KT viên luôn cần sự thận trọng và tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để đảm bảo xem xét, đánh giá các thông tin tài chính kế toán

Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

Để hành nghề KT, KT viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng và kinh nghiệm KT trên 36 tháng

Yêu cầu về hiểu biết pháp luật

Ngoài những yêu cầu kể trên, việc am hiểu pháp luật và các chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm cũng yêu cầu KT cần nắm rõ

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng đội ngũ kế toán, quản lý công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Do đó công tác kiểm toán đôi khi chưa được chú trọng. Việc sử dụng dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp nắm bắt mọi thông tin của doanh nghiệp chính xác, hiệu quả và được coi là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính

Trình bày trung thực: Thông tin được trình bày trung thực là thông tin được phản ánh đúng với bản chất của nó, không bị bóp méo hay xuyên tạc dù là vô tình hay cố ý.

Người sử dụng thông tin luôn đòi hỏi thông tin phải trung thực để họ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Do vậy, xuất phát từ mục đích cung cấp thông tin cho người sử dụng thì nguyên tắc đầu tiên của việc lập báo cáo tài chính là phải trình bày trung thực.

– Kinh doanh liên tục: Khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và căn cứ vào đó để lập. Tuy nhiên, trường hợp nhận biết được những dấu hiệu của sự phá sản, giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoật động của doanh nghiệp hoặc có những nhân tố có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh nhưng việc áp dụng nguyên tắc kinh doanh liên tục vẫn còn phù hợp thì cần diễn giải cụ thể.

– Nguyên tắc dồn tích: Các báo cáo tài chính (trừ BCLCTT) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này thì tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được ghi sổ khi phát sinh và được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở các niên độ kế toán mà chúng có liên quan.

– Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán: chính sách kế toán là những nguyên tắc, cơ sở, điều ước, quy định và thông lệ được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Cần lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và phải được Bộ Tài Chính chấp nhận. Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó.

– Nguyên tắc trọng yếu và sự hợp nhất: Trọng yếu là khái niệm về độ lớn và bản chất của thông tin mà trong trường hợp nếu bỏ qua các thông tin này để xét đoán thì có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác mà phải trình bày riêng biệt. Ngược lại những thông tin đơn lẻ không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần được phản ánh dưới dạng thông tin tổng quát.

– Nguyên tắc bù trừ: theo nguyên tắc này khi lập các báo cáo tài chính không được phép bù trừ giữa tài sản và các khoản công nợ, giữa thu nhập với chi phí. Trong trường hợp vẫn tiến hành tién hành bù trừ giữa các khoản này thì phải dựa trên cơ sở tính trọng yếu và phải diễn giải trong TMBCTC.

– Nguyên tắc nhất quán: Để đảm bảo tính thống nhất và khả năng so sánh được của các thông tin trên báo cáo tài chính thì việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính phải quán triệt nguyên tắc nhất quán giữa các niên độ kế toán. Nếu thay đổi phải có thông báo trước và phải giải trình trong TMBCTC.

Trong quá trình lập hệ thống báo cáo tài chính phải đảm bảo thực hiện đồng thời các nguyên tắc trên vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, làm cơ sở để các báo cáo tài chính cung cấp được những thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139