Phân biệt tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Điều 126 BLHS năm 2015 và tội giết người trong trại thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 126 BLHS năm 2015

Quy định pháp luật về Điều 126 BLHS năm 2015

Điều 126 BLHS năm 2015 quy định Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

“Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

Điều 126 BLHS năm 2015 quy định Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 126 BLHS năm 2015

Khách thể của tội phạm tại Điều 126 BLHS năm 2015

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội gồm 02 tội là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội.

Phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại trong khi trong khi bắt giữ người phạm tội là 02 trong 07 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 22 và Điều 24 Bộ luật Hình sự. Có nghĩa là con người có quyền phòng vệ chính đáng và bắt giữ người phạm tội. Tuy nhiên, quyền này được giới hạn ở “mức cần thiết”.

Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Theo đó, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp người phòng vệ chính đáng thực hiện hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết gây ra hậu quả chết người. Tội phạm này xâm hại trực tiếp đến tính mạng con người.

Điều 24 Bộ luật Hình sự quy định “gây thiệt hại quá mức cần thiết trong khi bắt giữ người phạm tội” là trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ đó, ta hiểu giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp người có quyền, nghĩa vụ bắt người phạm tội đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây hậu quả chết người. Tội phạm này cùng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người phạm tội.

Cả hai tội phạm được nêu trong Điều 126 Bộ luật Hình sự đều xâm phạm trực tiếp đến tính mạng con người. Nói cách khác, cả hai tội phạm đều có khách thể là quyền sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người.

Mặt khách quan của tội  phạm Điều 126 BLHS năm 2015

Cả hai tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội đều có chung hành vi giết người. Tuy nhiên, ngay trước khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội đã thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng và sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội.

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định về chế định phòng vệ chính đáng: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn 4 nội dung cơ bản sau đây:

– Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;

– Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc;

– Người thực hiện hành vi xâm hại các lợi ích kể trên đã chết;

– Hành vi phòng vệ của người phạm tội không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết gây ra cái chết của nạn nhân. Sự tương xứng ở đây dựa vào tính chất, mức độ hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, Nhà nước, tổ chức.

Các hành vi chống trả ở đây có thể ở dưới dạng hành động (đánh, đấm, lôi kéo,…có sử dụng phương tiện hoặc tay không), có thể dưới dạng không hành động.

Ví dụ anh A vì ghen ghét nên đã đánh anh B, anh B có chống trả bằng cách đẩy anh A ra, khi anh A lần nữa lao vào chỗ anh B, anh B biết đằng sau mình là bẫy để bắt lợn rừng nhưng do anh A quá hung hãn nên anh B đã bỏ mặc cho anh A lao về phía mình rồi tránh sang một bên. Anh A theo quá tính lao vào bẫy cuối cùng tử vong.

Điều 24 Bộ luật Hình sự quy định về gây thiệt hại khi bắt người: “Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”

Người thực hiện bắt giữ nếu là chiến sĩ công an nhân dân thì theo Khoản 15 Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chiến sĩ công an nhân dân: “Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp người dân thực hiện việc bắt người quả tang hay bắt người đang bị truy nã theo Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,  người bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt bằng cách sử dụng vũ lực.

Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Giữa hậu quả chết người và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có mối quan hệ nhân quả.

Cái chết của nạn nhân phải xuất phát từ nguyên nhân là hành vi phòng vệ chính đáng hoặc hành vi bắt giữ người phạm tội. Ví dụ A là tên tội phạm đang bị truy nã, bị anh C phát hiện, để khống chế và bắt giữ A, anh C đã đấm nhiều phát vào bụng A, khi giao A cho cơ quan công an thì A ngất đi nên được đưa đến bệnh viện rồi tử vong.

Kết quả giám định cho biết A chết do lên cơn nhồi máu cơ tim. Như vậy hành vi đấm vào bụng của anh C không phải nguyên nhân dẫn đến cái chết của A. Vì lẽ đó, anh C không phạm tội giết người vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Chủ thể của tội phạm tại Điều 126 BLHS năm 2015

Chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng phải trong tình thế phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội.

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội quy định trong Bộ luật này. Khoản 2 Điều 12 quy định một số tội người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có tội phạm theo Điều 126. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo điều 126 Bộ luật hình sự là người từ đủ 12 tuổi.

Người phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

Mặt chủ quan của tội phạm Điều 126 BLHS năm 2015

Chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi giết người do lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có động cơ phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội, đây hoàn toàn là động cơ tốt, bảo vệ lợi ích của bản thân, của người khác hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức.

Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra những vẫn tự tin rằng mình có thể khống chế được tình hình hoặc do lỗi cẩu thả, chủ quan cho rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra, hay cũng có

 trường hợp người phạm tội dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra.

Điều 126 BLHS năm 2015
Phân biệt tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Điều 126 BLHS năm 2015 và tội giết người trong trại thái tinh thần bị kích động mạnh

Phân biệt tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người trong trại thái tinh thần bị kích động mạnh

Về trạng thái kích động:

Trạng thái tinh thần bị kích động là biểu hiện đặc trưng của phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động. Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội có thể có hoặc không trong trạng thái tinh thần bị kích động.

Về trách nhiệm hình sự:

Dù cả hai trường hợp đều phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của mình.

Trường hợp người phạm tội vừa phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vừa trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và bị áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 là “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra”.

Về điều kiện áp dụng:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải là hành vi chống trả quá mức cần thiết đối với hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Hành vi xâm hại của nạn nhân phải có tính nguy hiểm đáng kể.

Chính vì vậy mà trong trường hợp này cần phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại.

Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” phải là nhân tố chính làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của người phạm tội và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra. Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải xuất phát từ hành vi trái pháp luật đó.

Trên đây là một số nội dung Điều 126 năm BLHS năm 2015, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139