Tính thuế thu nhập doanh nghiệp

tính thuế tndn

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là vấn đề luôn được các kế toán quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, vấn đề tính thuế TNDN đã có rất nhiều thay đổi. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về tính thuế TNDN và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN là một trong những loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Đối tượng cần tính thuế TNDN

Đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động, kinh doanh phải chịu thuế trên thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:

  • Mọi doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú (hoặc không) tại Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam;
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
  • Những tổ chức khác đang hoạt động kinh doanh và có thu nhập.

Ý nghĩa, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối với thời đại 4.0, thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là ý nghĩa đối với nhà nước mà còn đối với xã hội, cộng đồng. Cụ thể:

  • Tạo cho nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã; đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường;
  • Thông qua ưu đãi về thuế suất,;về miễn thuế; giảm thuế; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam;
  • Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất; kinh doanh. Phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.

Thu nhập được miễn tính thuế TNDN

Một số loại thu nhập được miễn thuế thường gặp doanh nghiệp nên lưu ý như sau:

  • Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (và các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp 
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ
  • Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản xuất với số lao động chiếm từ 30% trở lên là người khuyết tật, người sau cai có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho đối tượng là người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang cai nghiện, sau cai nghiện, nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác;
  • Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với doanh nghiệp trong nước;
  • Việc tài trợ được cấp cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, nhân đạo…
  • Thu nhập từ hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu, tín dụng cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn…
  • Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân tại các lĩnh vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn…

Thủ tục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Nơi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ khai thuế TNDN tại Cục hoặc Chi cục thuế quản lý trực tiếp.
  • Nếu DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi có trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế cả cho nơi phát sinh đơn vị phụ thuộc tại Tỉnh, thành phố có trụ sở chính.

Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế TNDN tại địa phương có trụ sở chính của DN.
  • Nếu DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi có trụ sở chính thì nộp thuế ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế TNDN phải nộp tại từng nơi được phân bổ dựa vào tỷ lệ chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc so với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Tạm nộp thuế TNDN hàng quý: hạn cuối là ngày 30 tháng đầu quý sau khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
  • Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh: hạn cuối là ngày thứ 10 kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
  • Quyết toán thuế TNDN: hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch;
  • Quyết toán giải thể: hạn cuối là ngày thứ 45 kể từ quyết định giải thể.
    tính thuế tndn
    tính thuế tndn

Hướng dẫn tính thuế TNDN theo quy định mới nhất

Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền rồi nộp theo số tạm tính đó nếu có. Cuối năm, doanh nghiệp cần làm tờ khai để quyết toán thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:

Thuế TNDN phải nộp (A) = Thu nhập tính thuế (B) x Thuế suất thuế TNDN (C)

Công thức tính thuế TNDN được xác định theo Thông tư 96/2015/TT-BTC

Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế (A) = Thu nhập chịu thuế (a) – Thu nhập được miễn thuế (b) + Các khoản lỗ được kết chuyển (c)

Cách xác định thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác:

Thu nhập chịu thuế (a) = Doanh thu (a1) – Chi phí được trừ (a2) + Các khoản thu nhập khác (a3)

Lưu ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với mức thuế suất tương ứng.

Cách xác định Doanh thu (a1) để tính thuế TNDN: Doanh thu chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

Cách xác định khoản Chi phí được trừ (a2): Ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cách xác định Các khoản thu nhập khác (a3): Các khoản thu khác bao gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay, tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng, hàng cho biếu tặng…
Thu nhập miễn thuế (b): Các khoản này thường rất ít gặp và chỉ dành cho một số doanh nghiệp đặc thù.

Các khoản lỗ được kết chuyển (c) có thể hiểu đơn giản như sau: Là số tiền chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (C) được xác định như sau: Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất TNDN được xác định như sau:

  • Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh thu
  • Những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm sẽ áp dụng mức thuế suất 32-50% tùy thuộc vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.
  • Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý… sẽ áp dụng mức thuế suất 50%
  • Các doanh nghiệp thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm quyết định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ áp dụng mức thuế suất 40%

Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.

+ Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp trong năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm nộp phải lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

+ Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước có liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN %

Lưu ý: Tổng thu nhập chịu thuế được xác định theo luật thuế TNDn hiện hành, còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo các chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra tổng thu nhập chịu thuế như sau:

Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.

Các khoản điều chỉnh tăng và giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) thuế thu nhập doanh nghiệp đối với kế toán tại DN được xem là một khoản chi phí phải trả trước khi xác định lợi nhuận giữ lại DN. Việc kế toán ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí theo chuẩn mực kế toán có những nguyên tắc khác với các xác định thuế TNDN. Vì vậy mỗi năm kế toán có thể tạo ra các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

+ Các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính vào một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác.

+ Các khoản chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ: thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Căn cứ vào chênh lệch tạm thời chịu thuế để tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả ghi vào chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại.

+ Cuối năm tài chính DN phải xác định “Thuế thu nhập hoã lại phải tra” (nếu có) theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành.

+ Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là: Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại. Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi giảm số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

+ Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối ( TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và số dư đàu năm của TK 347 – Thuế thu nhập hoãn phải trả lại.

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất năm 2022 của Luật Trần và Liên danh. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về thuế và phương pháp tính thuế chính xác, nhanh chóng.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139