Có thể nói Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, nhưng trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân không đơn giản chấm dứt chỉ bằng một lá đơn.
Ly hôn không có kẻ thắng, người thua, nhưng nếu có luật sư tư vấn, bạn chắc chắn sẽ được bảo vệ tốt nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung tư vấn luật ly hôn theo quy định mới nhất.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục ly hôn
Những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục ly hôn gồm có:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
Giấy khai sinh của con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực)
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực)
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực)
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)
Ngoài ra, một số trường hợp khác như:
Trường hợp bạn không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp bạn không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì làm theo hướng dẫn của Tòa án để có thể nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn thì cần dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Nếu trường hợp thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
Quy trình, thủ tục ly hôn theo quy định
Bước 1: Nộp hồ sơ
Vợ/chồng nộp hồ sơ để làm thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cả hai đang cư trú hoặc nơi làm việc của vợ hoặc chồng. Hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn (chồng hoặc vợ) trong trường hợp là đơn phương ly hôn.
Bước 2: Thông báo nộp tiền án phí
Sau khi đã nhận đơn khởi kiện với hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Án phí ly hôn sẽ được quy định như sau:
Mức án phí sẽ áp dụng khi giải quyết thủ tục ly hôn được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 như sau:
- Án phí Dân sự, hôn nhân gia đình sơ thẩm không có giá ngạch là: 300.000 đồng
- Án phí trong trường hợp giải quyết thủ tục ly hôn có xảy ra tranh chấp về tài sản, sẽ áp dụng như sau:
Từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
Từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
Từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
Từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
Trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Bước 3: Nộp tiền án phí
Đương sự sẽ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và sẽ nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Thụ lý giải quyết
Trường hợp Thuận tình ly hôn:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ sau khi hòa giải không thành (vợ/chồng không thay đổi quyết định về vấn đề ly hôn). Nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp Đơn phương ly hôn:
Tòa án sẽ thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án cụ thể như sau:
Toà án sẽ nhận đơn khởi kiện do chính đương sự nộp ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án sẽ xem xét có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không;
Nguyên đơn sẽ gửi hồ sơ khởi kiện ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền;
Khi đã đủ điều kiện thì nguyên đơn sẽ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Tòa án sẽ thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo đúng thủ tục chung và ra Bản án quyết định.
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án chia theo quy định của pháp luật
Trongtrường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định;
Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định.
Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Thời điểm chấm dứt hôn nhân
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Dịch vụ tư vấn pháp luật ly hôn của Luật Trần và Liên Danh
Tư vấn căn cứ các quy định của pháp luật, cơ sở thực tế để hai vợ chồng hoặc một trong hai bên vợ/chồng có quyền ly hôn;
Tư vấn về điều kiện để cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cho hai vợ chồng, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân mà pháp luật bảo vệ;
Tư vấn điều kiện để được phép ly hôn thuận tình và điều kiện để được ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng);
Tư vấn về hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình tại Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;
Tư vấn thời gian giải quyết các vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật;
Tư vấn các nguyên tắc, căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản, tranh chấp về nuôi dưỡng con, mức cấp dưỡng cho con sau khi hai vợ chồng ly hôn;
Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành, giải đáp, phân tích và giải thích tất cả các vướng mắc của khách hàng.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến luật sư tư vấn ly hôn.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.