Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới về gia đình thì “Gia đình chính là tế bào của xã hội”. Một gia đình hòa thuận, an khang và hạnh phúc là điều mà tất cả chúng ta ai cũng mong ước bởi vì đó là một nhân tố để cho cả xã hội và đất nước cùng đi lên và phát triển bền vững. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, một môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách. Những người con ngoan ấy sẽ chính là những công dân tương lai cho đất nước.
Để đề cao hơn nữa vai trò của gia đình trong đời sống xã hội hiện đại, cũng như việc giữ gìn và phát huy những truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, chúng tôi sẽ vận dụng hết khả năng của mình và những chế định cụ thể của Pháp luật để bảo vệ cuộc sống Hôn nhân Gia đình của bạn.
Chúng tôi mong muốn rằng, Bạn đừng ngần ngại liên lạc với qua tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình qua điện thoại của chúng tôi để nhận được những sự tư vấn cụ thể và thiết thực nhất.
Khái niệm về luật hôn nhân gia đình
Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa:
– Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình Và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
– Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác được.
– Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững.
– Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù, ngang giá.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Xuất phát từ đậc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh linh hoạt và mềm dẻo.
Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
– Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau. Đồng thời, các chù thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.
– Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
– Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
– Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
Quy định pháp luật về kết hôn
Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định sau đây:
Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
+ Người đang có vợ hoặc có chồng;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Giữa những người cùng giới tính.
Đăng ký kết hôn
+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định về tổ chức đăng ký kết hôn dưới đây.
– Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định về tổ chức đăng ký kết hôn đều không có giá trị pháp lý.
– Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
– Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
+ Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.
Thẩm quyền đăng ký kết hôn
+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
Giải quyết việc đăng ký kết hôn
+ Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.
+ Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Tại sao cần được tư vấn luật Hôn nhân gia đình?
Trong đời sống hôn nhân gia đình không phải lúc nào cũng êm ấm, suôn sẻ. Gia đình là một tập thể gồm nhiều người chung sống với nhau giống như một xã hội thu nhỏ, sẽ có những lúc không hòa thuận, xảy ra mâu thuẫn.
Có những mâu thuẫn có thể tự thương lượng và giải quyết, có những mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng hòa giải.
Pháp luật hôn nhân gia đình đang ngày càng hoàn thiện nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình khi không thể giải quyết được bằng hòa thuẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và làm đúng theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình của chúng tôi ra đời đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa pháp luật và các thành viên trong quan hệ hôn nhân gia đình, không chỉ giúp cho khách hàng có hướng giải quyết mâu thuẫn hôn nhân gia đình mà giúp giải quyết những thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình
Nội dung tư vấn luật hôn nhân gia đình
Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình của Luật Trần và Liên Danh bao gồm những nội dung chính sau:
Tư vấn tranh chấp thừa kế
Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình với nội dung tư vấn tranh chấp thừa kế với những nội dung cụ thể như sau:
Tranh chấp thừa kế về di sản
Xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;
Chia di sản theo pháp luật
Chia di sản theo di chúc
Di sản dùng vào việc thờ cúng
Người quản lý, trông coi di sản
Quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế
Những trường hợp di sản thuộc về nhà nước
Tranh chấp thừa kế pháp luật về di sản
Thời hiệu thừa kế
Ngôi thừa kế, hàng thừa kế
Thời điểm mở thừa kế theo luật;
Thừa kế thế vị (Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản)
Trình tự thủ tục hưởng di sản
Những trường hợp không được hưởng di sản
Tranh chấp thừa kế về di chúc
Hiệu lực di chúc (hình thức, nội dung di chúc)
Di chúc vô hiệu toàn phần, di chúc vô hiệu một phần
Người quản lý di chúc
Trường hợp người được hưởng di sản theo di chúc nhưng bị truất quyền hưởng di chúc
Thủ tục khai di sản
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Tư vấn thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình
Một số những thủ tục hành chính thường thấy cần phải sử dụng dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình như:
Đăng ký kết hôn, ly hôn
Đăng ký kết hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài
Nhận con nuôi, cha mẹ nuôi
Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Khai sinh, khai tử
Thay đổi thông tin trên giấy khai sinh
Đăng ký hộ khẩu, chuyển hộ khẩu
Tặng cho tài sản
Khai di sản tặng cho tài sản
Tài sản chung của hộ gia đình, dòng họ
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình qua điện thoại.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.