Tranh chấp quyền nuôi con

tranh chấp quyền nuôi con

Khi ly hôn hai vợ chồng không thỏa thuận được việc ai có quyền nuôi con thì sẽ xử lý vụ việc này như thế nào? Căn cứ vào những tiêu chí nào để tòa án quyết định cho phép nuôi con? Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể:

 Giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?

Thưa luật sư, tôi có chuyện muốn nhờ luật sư tư vấn: Chuyện của tôi rất dài dẫn tới việc ly hôn. Tôi xin kể tóm tắt như sau: Vợ tôi nói với tôi là đi ly hôn giả vờ để vợ con khỏi phiền vì tôi hiện đang nợ nần rất nhiều.

Tôi nhất trí ra tòa để ly hôn kín. Cô ấy bảo tôi cứ ký vào vì là giả vờ như vậy nên tôi ký cho cô ấy nuôi cả hai con. Vì thương vợ con nên tôi mới làm vậy, ai ngờ giả thành thật. Vậy giờ tôi muốn nuôi một cháu thì tôi phải làm thế nào?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư  

Trả lời:

Căn cứ luật hôn nhân và gia đình, hôn nhân được hiểu là kết hôn hay ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người tuy nhiên, có những trường hợp ly hôn trên thực tế không phải vì tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài mà vì mục đích khác. Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đó chính là ly hôn giả tạo.

Rõ ràng, ly hôn giả tạo khác với trường hợp ly hôn thông thường. Thực chất của việc ly hôn giả tạo là nhằm mục đích khác chứ không phải chấm dứt tình trạng hôn nhân trầm trọng để giải thoát cho mỗi bên, để họ có cuộc sống riêng. Các mục đích hướng tới khi ly hôn giả trên thực tế có thể kể đến như:

Trốn tránh nghĩa vụ về tài sản như: ly hôn để cho vợ/chồng toàn bộ tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ…

Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số

Để đạt được mục đích khác như: Ly hôn để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh sang nước ngoài theo diện bảo lãnh….

Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó có liệt kê trường hợp ly hôn giả tạo tại điểm a khoản này.

Như vậy, ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, xâm phạm tới trật tự quản lý xã hội và chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Việc cấm ly hôn giả tạo là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ hôn nhân là chuyện trăm năm của đời người, nếu ly hôn xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi đó những hệ lụy của nó tác động đến vợ chồng và con cái là rất khó khắc phục.

Nếu không có những căn cứ nêu trên thì toà án chấp nhận việc ly hôn cũng giống như ly hôn thật, tức là sẽ chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn, bất kể nội tình sự việc là giả hay thật.

Hiện tại, vợ của bạn giành được quyền nuôi 2 con, tuy nhiên bạn có thể yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con.

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”

Vì vậy, để có thể được giành quyền nuôi con, bạn cần có chứng cứ chứng minh bên vợ (cụ thể là người trực tiếp nuôi con) không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt cho cháu (sức khỏe, việc học tập, sinh hoạt…) và bạn có đủ điều kiện để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con hơn vợ thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.

Hồ sơ đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:

– Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con;

– Bản án ly hôn;

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;

Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án nơi tòa án có trụ sở.

Bước 3: Tòa án thụ lý xem xét giải quyết.

Lưu ý:

– Toàn án có thẩm quyền là toàn án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);

– Thời hạn Tòa án xem xét giải quyết từ 04 tháng đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. 

Ly hôn và quyền nuôi con được quyết định như thế nào?

Thưa luật sư, em đã lập gia đình được một năm có một cháu trai nhưng càng ngày càng không hiểu nhau. Chồng em thường hay cáu gắt những chuyện nhỏ nhặt. Em cảm thấy rất mệt mỏi và em muốn ly hôn. Em rất muốn giành được quyền nuôi con ?

Mong nhận được sự tư vấn từ phía Luật sư! Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Vì vậy, bạn có thể đơn phương ly hôn hoặc nếu cả hai bạn đồng ý ly hôn thì bạn có thể nộp đơn ly hôn thuận tình.

Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

tranh chấp quyền nuôi con
tranh chấp quyền nuôi con

Theo quy định trên, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng và không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Ba yếu tố chính để một thẩm phán xem xét phán quyết quyền nuôi con là: Dựa trên điều kiện kinh tế (thu nhập, nhà ở…); Điều kiện chăm sóc, giáo dục và phát triển nhân cách; Độ tuổi của con… 

Quyền nuôi con 04 tháng tuổi thuộc về ai khi ly hôn ?

Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc xin được tư vấn như sau: Hiện tại con tôi đã được 04 tháng tuổi, vợ chồng tôi có ý định ly hôn nhưng không thỏa thuận được quyền nuôi con. Tôi mới đi làm thu nhập không cao thì có được nuôi con không?

Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó, bạn là người mẹ được trực tiếp nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi trừ hai trường hợp là: giữa bạn và chồng bạn có thỏa thuận khác về quyền nuôi con hoặc chồng bạn có đủ căn cứ chứng minh bạn không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bạn. Bạn đang đi học không ảnh hưởng đến việc trực tiếp chăm sóc con. 

Tư vấn luật hôn nhân về quyền nuôi con nhỏ khi ly hôn?

Tôi xin chào luật sư, tôi có vấn đề thắc cần giải đáp xin luật sư tư vấn giúp đỡ: Chị tôi tên là H, sinh năm 1991 đã có chồng và một đứa con 16 tháng tuổi. Trước đó, trong thời gian chị tôi về nhà sinh nở (tỉnh Phú Yên), chồng chị ở lại làm việc (Tp.Hồ Chí Minh) và đã ngoại tình.

Chị tôi biết nhưng vẫn chịu đựng để sinh nở, nuôi con. Đến nay không chấp nhận được nữa, hai bên đã cãi vã và quyết định ly hôn. Chồng chị tôi có khả năng hơn nên đòi nuôi con và buộc chị tôi gửi 1,5 triệu đồng/tháng để nuôi con, trong khi chị tôi làm việc với số lương cơ bản chỉ 2,9 triệu đồng/ tháng. Chồng chị còn đưa ra mấy bức hình chị tôi chụp cảnh chung với bạn (nam) để vu cáo chị tôi ngoại tình, không gửi tiền sẽ nộp kiện lên tòa, còn chị tôi thì không có chứng cứ nào chứng mình chồng chị ngoại tình. Tình hình chị tôi đang rất khó khăn, tôi kính mong luật sư tư vấn cho chị tôi nên làm thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 2, 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“….2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, nếu con của chị gái bạn dưới 36 tháng tuổi thì theo quy định trên, cháu bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về vấn đề cấp dưỡng, khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết….”

Theo quy định trên, mức cấp dưỡng sẽ do chị gái của bạn và chồng của chị ấy thỏa thuận với nhau dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của cháu bé. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139