Chứng chỉ iso 9001 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ có thể được chứng nhận (mặc dù đây không phải là một yêu cầu). Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào, lớn hay nhỏ, bất kể lĩnh vực hoạt động. Trên thực tế, có hơn một triệu tổ chức tại hơn 170 quốc gia được chứng chỉ iso 9001. Cùng tìm hiểu về iso là gì qua bài viết dưới đây
Chứng chỉ iso là gì – Xu hướng hội nhập Quốc tế
ISO là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển ban hành ngày 15/09/2015.Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu và được sử dụng như chuẩn mực cho một Hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. ISO có thể áp dụng cho mọi hoại hình tổ chức, doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm/dịch vụ đầu ra.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý chất lượng. Chính vì vậy Số liệu năm 2019 đã có khoảng gần 2 triệu chứng chỉ ISO 9001 được cấp ra trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ISO 9001 đã được các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính Nhà nước áp dụng thành công và đem lại hiệu quả cao với gần 4,5 nghìn chứng chỉ được cấp ra.
ISO 9001 đang là một tiêu chuẩn nhận được sự tín nhiệm cao của đối tác, khách hàng, góp phần quan trọng vào quá trình kiểm soát chất lượng và mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Hệ thống Quản lý chất lượng iso là gì?
Quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện với Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. ISO 9001:2015 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức nhằm:
► Tiết kiệm chi phí
► Tăng lợi nhuận
► Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
► Đáp ứng yêu cầu khách hàng
Thời gian hiệu lực phiên bản mới nhất ISO trong bao lâu?
Chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực tối đa trong 3 năm, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ cần thực hiện 2 cuộc đánh giá giám sát. Thời điểm diễn ra cuộc đánh giá giám sát là không quá 12 tháng kể từ cuộc đánh giá gần nhất, thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đơn vị với tổ chức chứng nhận.
Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ nếu không thực hiện các cuộc đánh giá giám đúng thời hạn, chứng chỉ có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ và báo cáo lên Sở Khoa học Công Nghệ địa phương. Hết 3 năm, nếu vẫn muốn duy trì áp dụng và tái chứng nhận cần tiến hành cuộc đánh giá lại. Việc đánh giá lại tiến hành tương tự như cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu, chứng chỉ tiếp tục có hiệu lực trong 3 năm.
Quy định về thời hạn áp dụng iso là gì?
Với các chứng chỉ ISO 9001 được cấp trước ngày 15/09/2015
➤ Giấy chứng nhận được giữ nguyên hiệu lực, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức có thể tiến hành nâng cấp lên phiên bản 9001:2015 tại kỳ đánh giá giám sát hoặc một cuộc đánh giá chính thức.
Với các chứng chỉ ISO 9001 được cấp trong thời gian từ ngày 15/09/2015 đến 14/09/2018
➤ Các tổ chức có thể lựa chọn áp dụng ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2015. Tuy nhiên, nếu áp dụng phiên bản ISO 9001:2008 thì thời hạn hiệu lực tối đa của chứng chỉ là 14/09/2018.
Với các chứng chỉ được cấp ra sau ngày 14/09/2018
➤ Mọi hoạt động xây dựng, áp dụng, đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
➤ Những giấy chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 bị hủy bỏ hiệu lực.
Lợi ích thực tế mà Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 mang đến cho một tổ chức có đạt được tối đa hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ phức tạp của các quá trình, mức độ vận hành trong thực tế, cam kết của lãnh đạo và sự nhận thức của nhân viên.
ISO 9001 giúp cho tổ chức tiếp cận một cách hệ thống các quá trình (hoạt động) diễn ra trong tổ chức từ đó có thể can thiệp và kiểm soát dễ dàng vào bất cứ quá trình nào. Điều này giúp cho tổ chức kiểm soát được chất lượng và cung cấp một cách ổn định sản phẩm phù hợp mong đợi của khách hàng. Việc làm cho khách hàng hài lòng, thỏa mãn chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
Thời gian đánh giá cấp giấy chứng chỉ iso?
Thời gian xây dựng, áp dụng và đánh giá ISO 9001 thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
– Thời gian thực hiện tùy thuộc vào quy mô, phạm vi của Doanh nghiệp
– Thời gian việc áp dụng ISO 9001 cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ tư vấn
Từ kinh nghiệp của Luật Trần và Liên danh thời gian áp dụng và xây dựng ISO thường dao động như sau:
– Từ 3 – 6 tháng đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, lĩnh vực đơn giản
– Từ 6 – 9 tháng đối với những doanh nghiệp sản xuất, quy mô lớn, nhiều phòng ban, lĩnh vực phức tạp
5 bước thực hiện quy trình cấp chứng chỉ iso 9001:2015 của Luật Trần và Liên danh
Các bước thực hiện chứng nhận của Tổ chức chứng nhận tuân thủ theo quy định pháp luật và yêu cầu của thế giới. Quy trình chứng nhận bao gồm rất nhiều công việc và giai đoạn.
Tổ chức chứng nhận và Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo Quy tắc và quy trình chứng nhận này.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Bước đầu tiêu của Quy trình chứng nhận là Đăng ký chứng nhận. Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận thông qua bản Đăng ký chứng nhận và hợp đồng.
Phiếu Đăng ký chứng nhận bao gồm các thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự….
Các thông tin này là rất quan trọng cho Tổ chức chứng nhận để tiến hành các bước tiếp theo.
Luật Trần và Liên danh sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận. Luật Trần và Liên danh sẽ hỗ trợ tất cả các thủ tục cho Doanh nghiệp.
Bước 2: Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá
Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường.
Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản.
Một là, đánh giá xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp.
Hai là, đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp tới tiêu chuẩn ISO 9001 hay không.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và demo Giấy chứng nhận
Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho Doanh nghiệp 01 bản demo giấy chứng nhận qua email. Bản demo giấy chứng nhận sẽ bao gồm các thông tin giống như 01 chứng chỉ ISO chính thức. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận.
Bước 5: Cấp giấy chứng chỉ iso 9001 và bàn giao hồ sơ
Sau khi đã thẩm xét xong hồ sơ và xác nhận thông tin chứng chỉ với Doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho Doanh nghiệp 01 Giấy chứng chỉ iso.
Giấy chứng chỉ iso có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, để duy trì hiệu lực của Giấy chứng chỉ iso 9001; Doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá giám sát hàng năm và chứng nhận lại sau 03 năm.
5 lý do doanh nghiệp cần chứng chỉ iso là gì?
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn chất lượng được quốc tế công nhận cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS), nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tham gia liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.ISO 9001 là tiêu chuẩn mang lại rất nhiều lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào áp dụng. Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 lý do tại sao doanh nghiệp cần chứng chỉ iso 9001 trong bài viết dưới đây!
Trong ba nền tảng chính của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Giá cả;
- Chất lượng;
- Kênh phân phối/dịch vụ hậu mãi.
Thì chất lượng là một trụ cột cơ bản ngày càng được khẳng định về tầm quan trọng trong quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn áp dụng và chứng chỉ iso 9001 – hệ thống quản lý chất lượng – là một giải pháp thông minh và hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nền tảng để phát triển bền vững.
Chứng chỉ ISO 9001:2015 được coi là một chuẩn mực về chất lượng trên toàn thế giới, áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần cải thiện các quy trình nội bộ và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh của họ.
Chứng chỉ iso 9001 giúp đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Tiêu chí chất lượng của sản phẩm/dịch vụ luôn là yêu cầu hàng đầu của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quy trình hóa các hoạt động trong doanh nghiệp giúp đảm bảo yêu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm. Bằng cách liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn mong đợi của khách hàng – có nghĩa là tăng khả năng khách hàng trở lại những lần tiếp theo trong tương lai.
ISO 9001 giúp tạo thêm cơ hội kinh doanh
Khi đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015, doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội tham gia vào các tổ chức hay những thị trường “khó tính” mà trước đó họ không thể. Hơn nữa, chứng chỉ iso cho phép doanh nghiệp tính thêm chi phí đảm bảo cho chất lượng dịch vụ của mình, nhờ đó mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được nâng lên.
Cải thiện chất lượng tổ chức và dịch vụ
Với việc quy trình hóa các hoạt động trong doanh nghiệp, ISO 9001:2015 giúp đơn vị kiểm soát được tất cả các khâu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ đầu ra vì thế dễ dàng tạo nên các thay đổi nhằm nâng cao chất lượng. Khi áp dụng ISO 9001:2015, doanh nghiệp có thể mong đợi sự gia tăng trong chất lượng của mỗi sản phẩm và toàn bộ quá trình tổ chức. Điều này bao gồm hệ thống quản lý an toàn, quy trình đào tạo và cả bảng phân công nhân viên.
Nắm vững quy trình vận hành của doanh nghiệp
Chứng chỉ iso 9001:2015 yêu cầu doanh nghiệp phải xác định và phân tích được các quá trình kinh doanh, với mục đích tối ưu hóa các quá trình này thông qua quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Chắc chắn rằng, những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu sát hơn về cách thức thực hiện những chức năng của mình.
Tạo nên văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp
ISO 9001:2015 có thể thúc đẩy và trao quyền cho nhân viên. Một hệ thống quản lý chất lượng thiết thực cung cấp cho nhân viên tất cả mọi thứ họ cần để thực hiện tốt: nhiệm vụ mục tiêu rõ ràng, các công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, và nhanh chóng có phản hồi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Một hệ thống quản lý chất lượng thiết thực tại doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng.
Trên đây là bài viết về iso là gì của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.