Tội tiêu thụ tài sản ăn trộm

tội tiêu thụ tài sản ăn trộm

Hiện nay việc tiêu thụ tài sản không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau việc sử dụng này để lại rất nhiều hậu quả rủi ro về pháp lý mà chúng ta chưa thể lường trước được. Theo đó, tội tiêu thụ tài sản ăn trộm sẽ bị xử lý như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Để có thể nắm bắt thêm thông tin cụ thể và chi tiết bạn đọc hãy cùng tham khảo hết nội dung bài viết sau của Luật Trần và Liên Danh:

Tình hình chung về việc tiêu thụ tài sản ăn trộm 

Như các bạn đã biết vấn nạn trộm cắp ngày càng diễn ra khá phức tạp và phổ biến hiện nay. Theo đó, vấn đề tiêu thụ tài sản ăn trộm cũng là vấn đề được mọi người quan tâm nhiều hiện nay. Bởi việc không tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ ra đời của sản phẩm là một điều đặc trưng của người Việt ta. 

Trong pháp luật hình sự có quy định rõ ràng về vấn đề được mọi tổ chức, cá nhân đã nêu được tính chất nghiêm trọng của sự việc. Nhưng không phải ai cũng là người có đầy đủ kiến thức để có thể nắm bắt được tầm quan trọng của nó. Việc tìm hiểu về lĩnh vực pháp lý đang còn rất nhiều vấn đề hạn chế chính vì thế đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. 

Ngoài rà tội tiêu thụ hoặc chứa chấp tài sản của người khác phạm tội mà có là vấn đề đã được ghi nhận khá nhiều ở trong các chi tiết của bộ luật hình sự quy định rõ. Tuy nhiên tình hình phạm tội hiện nay đang ngày càng diễn ra rất phức tạp nên đang có một số bất cập trong quá trình vận dụng một số quy định đang gặp phải. 

Chính vì thế việc tìm hiểu về tội tiêu thụ tài sản ăn trộm là điều hết sức cần thiết và quan trọng trong thời buổi thị trường hiện nay. Bởi chúng sẽ giúp ích cho bạn tránh được những rủi ro và đặc biệt là vướng mắc vào pháp lý khi phạm tội tiêu thụ tài sản ăn trộm. 

Quy định của pháp luật về tội tiêu thụ tài sản ăn trộm 

Theo đó, Bộ luật Hình sự – Điều 323 đã quy định rõ về việc người nào không hứa hẹn trước mà tiêu thụ tài sản, trong khi đó biết việc này là phạm tội thì sẽ phạm phải vào tội tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có. 

Theo điều 323, Bộ luật hình sự  2017 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Bên cạnh đó, người tiêu thụ tài sản và người phạm tội nếu như có sự hứa hẹn trước thì việc tiêu thụ tài sản đã phạm tội. Trong trường hợp này người tiêu thụ sẽ trở thành đồng phạm. Ở trong bộ luật hình sự cũng có quy định rõ về tội người tiêu thụ tài sản phạm tội sẽ được quy vào tội trộm cắp. 

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ nguòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Khách thể của tội phạm:

– Khách thể chung là trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN); khách thể trực tiếp là trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.

– Đối tượng tác động của Tội CCTTTS là tài sản do người khác phạm tội mà có với đặc điểm: đó là tài sản nhưng không phải tất cả các loại tài sản theo nghĩa thông thường. Tuy vậy, Điều luật không quy định tài sản do phạm tội mà có bao gồm những loại nào, nên đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hàng cấm đã được BLHS quy định là đối tượng của các tội phạm riêng mà không được coi là đối tượng tác động của tội này. Do đó, người chứa chấp, tiêu thụ hàng cấm do người khác phạm tội mà có vì bất kỳ mục đích, động cơ gì sẽ không coi là phạm Tội CCTTTS.

tội tiêu thụ tài sản ăn trộm
tội tiêu thụ tài sản ăn trộm

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện qua 02 hành vi đó là:

  • Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có có thể hiểu là hành vi cất giấu tài sản một cách trái pháp luật bất cứ nơi đâu với bất cứ mục đích gì sau khi được người phạm tội chuyển giao tài sản, thể hiện qua việc: cất giữ, bảo quản; cất giấu hay cất, giữ, giấu.

Hành vi chứa chấp chỉ thuộc hành vi khách quan của tội này khi người thực hiện hành vi chứa chấp nhận tài sản từ người phạm tội. Nếu như người thực hiện hành vi chứa chấp không nhận tài sản từ người phạm tội thì hành vi của họ không phạm tội này mà có thể phạm tội khác được quy định trong BLHS.

  • Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi trực tiếp giao dịch với người phạm tội hoặc nhận tài sản từ người phạm tội để chuyển giao cho người khác theo ý chí của người phạm tội một cách trái pháp luật; cụ thể là hành vi: nhận, mua để dùng, để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội; chuyển đổi, mua lại hay chuyển giao tài sản cho người khác.

Điều luật không giới hạn chủ thể tiêu thụ nên có thể hiểu người thực hiện hành vi tiêu thụ có thể là chủ thể nhận chuyển giao (bên mua, bên được cho, được tặng…) hoặc bên thứ ba. Do đó, hành vi tiêu thụ bao hàm cả việc người thực hiện hành vi tiêu thụ trực tiếp giao dịch với người phạm tội hoặc nhận tài sản từ người phạm tội rồi chuyển giao cho người khác theo ý chí của người phạm tội, có thể vì lợi ích của người phạm tội hoặc của cả hai. Tuy nhiên, cần lưu ý, hành vi chứa chấp hoặc chuyển giao phải là hành vi trái pháp luật.

Lưu ý: Các hành vi nêu trên phải có điều kiện là:

+ Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó.

+ Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.

+ Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.

Mức xử lý của tội tiêu thụ tài sản ăn trộm 

Xử lý hình sự về tội tiêu thụ tài sản ăn trộm

Trong đó, người trộm cắp tài sản sẽ được coi là người phạm tội khi tài sản trộm cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trong một số trường hợp thì giá trị tài sản dưới 2 triệu cũng được coi là tội trộm cắp. Nhưng chúng sẽ được quy định rõ ở trong một số trường hợp cụ thể. Đó là:

  • Trường hợp đã bị xử phạt về hành chính về những hành vi chiếm đoạt tài sản mà đang còn vi phạm.
  • Trường hợp đã bị kết án về tội này nhưng đang phạm phải một số các tội nhưng chưa được xóa án tích. Một số tội cụ thể là: tội bắt cóc để chiếm đoạt tài sản của người khác, tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản,…
  • Trường hợp có gây ảnh hưởng xấu đến các vấn đề trong xã hội hoặc đến trật tự an ninh, 
  • Trường hợp tài sản là một phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và thu nhập chính của gia đình họ. 
  • Trong trường hợp tài sản trộm là cổ vật hoặc di vật

Theo như quy định của bộ luật hình sự 2015 đã quy định tại Điều 323 về mức xử lý của người vi phạm tội tiêu thụ tài sản ăn trộm đó là:

– Khoản 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khoản 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

– Khoản 3: Phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Khoản 4: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

– Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Xử phạt về hành chính về hành vi tiêu thụ tài sản ăn trộm 

Trong trường hợp người trộm cắp vi phạm việc này lần đầu và tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng thì người phạm tội tiêu thụ tài sản ăn trộm chỉ bị xử phạt về hành chính. Theo đó, mức xử lý vi phạm hành chính đối với người phạm tội này đó là:

  • Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng khi mua bán hoặc cất giữ tài sản của người khác mà biết rõ số tài sản đó là do hành vi ăn trộm mà có. 
  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng khi cầm cố tài sản do ăn trộm của người khác. 

Trên đây là một số nội dung về tội tiêu thụ tài sản ăn trộm, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139