Loạn luân là một trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại chương XVII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Xuất phát từ hậu quả nặng nề của loạn luân cũng như tính truyền thống văn hóa mà việc quy định loạn luân trở thành tội phạm là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Bài viết dưới đây hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về tội loạn luân quy định tại Điều 184 BLHS năm 2015 nhé.
Loạn luân là gì?
Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Loạn luân đã được manh nha dưới thời phong kiến, dưới thời nhà Lý, Trần và nhà Hồ, hành vi thông dâm với người trong họ được gọi là nội loạn, được quy định là một trong nhóm tội “thập ác”, hay trong Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 319: “người vô cớ lấy cô, dì, chị, em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.”; Điều 334 Hoàng Việt luật lệ quy định về tội thân thuộc tương gian, theo đó thân thuộc tương gian là tội làm loạn từ bên trong, Đây là hành vi gian dâm của những người thân thuộc phải để tang nhưng danh phận tôn tị hay tình nghĩa còn sâu nặng như con gái của đời chồng trước, chị em cùng mẹ khác cha,…Theo luân lí phong kiến thù dâm loạn là nghịch luân đại ác, gian giâm với người thân thuộc thì người phạm tội đã mất hết tính người- không khác gì loài cầm thú nên hình phạt cho tội này rất nghiêm khắc.
Tội loạn luân là hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Quy định chi tiết tội loạn luân quy định tại Điều 184 BLHS năm 2015
Tại Điều 184 BLHS năm 2015 quy định tội loạn luân như sau: “ Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Trường hợp có hành vi giao cấu giữa con nuôi với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.
Phân tích các dấu hiệu pháp lý tội loạn luân quy định tại Điều 184 BLHS năm 2015
Chủ thể của tội phạm – Điều 184 Bộ luật hình sự
Chủ thể của tội loạn luân là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dòng máu trực hệ, là anh chi em cùng cha mẹ, anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau.
Khách thể của tội phạm – Điều 184 Bộ luật hình sự
pháp luật ghi nhận, làm ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tục cũng như đem lại những hệ lụy về giống nòi.
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 184 Bộ luật hình sự
Căn cứ Mục 6Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
– Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
– Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phái xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015),
Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015);
nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015);
trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 184 Bộ luật hình sự
Tội loạn luân được thực hiện với lỗi cố ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện
Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành tội loạn luân.
Mức hình phạt tội loạn luân quy định tại Điều 184 BLHS năm 2015
Theo quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 người phạm tội loạn luân là người giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Hình phạt với tội này sẽ là bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Phạm tội loạn luân có thể được hưởng án treo?
Về việc hưởng án treo
Theo quy định pháp luật, án treo không phải là một hình phạt như cải tạo không giam giữ mà là một hình thức chấp hành, được thực hiện bằng việc quyết định thời gian thử thách với người phạm tội bị phạt tù, trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo chịu sự giám sát, giáo dục của cơ qua, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì các điều kiện hưởng án treo là:
– Bị phạt tù không quá 3 năm;
– Có nhân thân tốt;
– Có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trở lên gồm: ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015;
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát và giáo dục;
– Xét thấy không phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xâu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Từ sự phân tích ở trên thì nếu anh A gây ra cố tật cho anh Ý thì bà Ý, tức mẹ của Y có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án lên cơ quan công an, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Các trường hợp bị coi là loạn luân theo luật hình sự ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Theo luật hình sự thì có những trường hợp nào bị khép vào tội loạn luân ạ ? Cảm ơn!
Trả lời:
Trước hết chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết để dễ phân biệt thế nào là “loạn luân”, “loạn luân có tính chất hiếp dâm” và “giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân”
Tội “loạn luận” được quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, như sau:
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ví dụ trường hợp sau: A (21 tuổi) và B (19 tuổi) là anh em ruột, trong một lần bố mẹ vắng nhà A và B đã quan hệ tình dục với nhau. Trường hợp này được gọi là loạn luân.
“Loạn luân có tính chất hiếp dâm” đầu tiên ta tìm hiểu về hiếp dâm là gì?
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”.
Loạn luân ta đã tìm hiểu ở trên, vậy loạn luân có tính chất hiếp dâm có nghĩa là ” Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha”
Ví dụ trường hợp như sau: A (21 tuổi ) và B(19 tuổi) là anh em ruột, trong một lần bố mẹ vắng nhà A đã lợi dụng lúc B ngủ say hiếp dâm B. Trường hợp này được gọi là loạn luân có tính chất hiếp dâm.
Loạn luân với trẻ em:
Ví dụ trường hợp như sau: A (20 tuổi) và B (13 tuổi) trong một lần bố mẹ vắng nhà A và B đã quan hệ tình dục với nhau trong đó B là trẻ em. Trường hợp này được gọi là loạn luân với trẻ em.
Tùy từng trường hợp mà có khung hình phạt khác nhau và được quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Tình tiết giảm nhẹ tội loạn luân quy định tại Điều 184 BLHS năm 2015
Bên cạnh định khung hình phạt của từng tội danh, khi xét xử vụ án Hình sự, Thẩm phán sẽ xem xét tới những căn cứ làm giảm hình phạt cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Đó dựa trên chính sách khoan hồng và nhân đạo của nhà nước và Luật pháp.
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, các tình tiết giảm nhẹ luật định được quy định tại điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) :
Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
Phạm tội do lạc hậu;
Người phạm tội là phụ nữ có thai;
Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
Người phạm tội tự thú;
Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt
Như vậy, khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.
Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 184 BLHS năm 2015 năm về tội loạn luân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.