Tội loạn luân là gì? Mức hình phạt thế nào.

Tội loạn luân là gì? Mức hình phạt thế nào.

Tội loạn luân là gì?

Điều 184 Bộ luật hình sự quy định tội loạn luân như sau: “ Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Trường hợp có hành vi giao cấu giữa con nuôi với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.

Phân tích cấu thành tội phạm tội loạn luân

Tội loạn luân là gì? Mức hình phạt thế nào.
Tội loạn luân là gì? Mức hình phạt thế nào.

Chủ thể    

Chủ thể của tội loạn luân là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dòng máu trực hệ, là anh chi em cùng cha mẹ, anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau.

Khách thể  

 pháp luật ghi nhận, làm ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tục cũng như đem lại những hệ lụy về giống nòi.

Mặt khách quan 

Căn cứ Mục 6Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

– Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

– Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phái xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015),

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015);

nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015);

trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).

Mặt chủ quan

Tội loạn luân được thực hiện với lỗi cố ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện

Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành tội loạn luân.

Hình phạt đối với tội loạn luân

Theo quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 người phạm tội loạn luân là người giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Hình phạt với tội này sẽ là bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Phạm tội loạn luân có thể được hưởng án treo?

Về việc hưởng án treo 

Theo quy định pháp luật, án treo không phải là một hình phạt như cải tạo không giam giữ mà là một hình thức chấp hành, được thực hiện bằng việc quyết định thời gian thử thách với người phạm tội bị phạt tù, trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo chịu sự giám sát, giáo dục của cơ qua, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.

Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:

” 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì các điều kiện hưởng án treo là:

– Bị phạt tù không quá 3 năm;

– Có nhân thân tốt;

– Có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trở lên gồm: ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015;

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát và giáo dục;

– Xét thấy không phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xâu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 184 BLHS năm 2015 năm về tội loạn luân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139